1. Bollinger Bands
Chúc mừng bạn đã bước sang lớp 5. Cứ sang một lớp mới, bạn sẽ được trang bị thêm nhiều công cụ vào hành trang chinh phục đỉnh E-forex của bạn.
Hành trang đó gồm những gì ? Đơn giản thôi, đó là những công cụ cần thiết mà bạn sẽ sử dụng để xây dựng một chiến lược chơi hiệu quả và thích hợp nhất với bạn. Bạn càng có nhiều công cụ trong tay bao nhiêu, bạn càng dễ dàng xây dựng chiến lược cho mình bấy nhiêu.
Vì thế, trong lớp học này, khi học về các công cụ sắp được giới thiệu dưới đây, bạn hãy luôn suy nghĩ đến việc sẽ áp dụng chúng vào hệ thống của mình như thế nào và làm sao để sử dụng tốt nhất. Thực ra bạn không cần thiết phải sử dụng tất cả các công cụ cùng lúc, bạn chỉ cần lựa chọn và sắp xếp kết hợp làm sao để cảm thấy phù hợp với cách chơi của bạn nhất là được. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn giới thiệu đến bạn nhiều công cụ để thêm nhiều lựa chọn cho bạn.
Nào, chúng ta cùng bắt đầu với bài học đầu tiên.
Bollinger Bands
Bollinger bands được sử dụng để đo lường mức độ biến động của thị trường. Nói nôm na, công cụ này sẽ cho chúng ta biết thị trường đang bình lặng hay sôi động. Khi thị trường bình lặng, dải bollinger sẽ thu hẹp, khi thị trường sôi động, dải bollinger sẽ mở rộng. Bạn có thể xem trong ví dụ bên dưới, khi thị trường ít biến động, dải bolliger khép lại, nhưng đến khi tỉ giá lên cao, dải bolliger trải rộng ra.
Đặc điểm về dải Bollinger chỉ đơn giản như vậy. Nếu bây giờ chúng ta tìm hiểu về lịch sử hình thành hay những công thức và quy trình tính toán ra các số liệu của dải Bollinger.. có thể điều đó sẽ làm bạn thấy chán nản.
Thực ra, bạn không nhất thiết phải nghiên cứu thật kỹ tất cả các công thức. Theo chúng tôi nghĩ, điều quan trọng nhất là bạn cần tìm hiểu các cách ứng dụng dải Bollinger vào việc giao dịch để mang lại hiệu quả tốt.
( Ghi chú : nếu bạn thật sự hứng thú trong việc tìm hiểu cách tính dải Bollinger, bạn có thể tìm hiểu trong trang web sau : www.bollingerbands.com )
Sự bật lại dải Bollinger
Một điều bạn nên biết về dải Bollinger là khi giá luôn có chiều hướng quay trở lại khu vựa giữa của dải Bollinger. Hãy nhìn vào ví dụ bên dưới, bạn có thể cho tôi biết tỉ giá sẽ tiếp tục di chuyển về đâu không ?
Nếu bạn nói giá sẽ xuống, bạn đã đoán đúng. Như hình vẽ tiếp theo, tỉ giá quay trở lại khu vực giữa của dải.
Khi giá chạm vào các đường bollinger phía trên và dưới, chúng thường bị bật trở lại đó là vì dải Bollinger hoạt động như những mức hỗ trợ và kháng cự (support và resistance). Giá di chuyển phía trong dải Bollinger càng lâu bao nhiêu thì dải Bollinger này càng mạnh bấy nhiêu. Nhiều nhà giao dịch thiết lập cho mình cách chơi dựa trên đặc điểm bật lại của dải Bollinger, chiến thuật này được sử dụng tốt nhất khi thị trường bập bềnh (sideway) và không có xu hướng rõ ràng.
Tiếp theo chúng ta hãy xem những cách sử dụng dải Bollinger khi thị trường có xu hướng rõ ràng
Bollinger thắt chặt
Khi dải Bolliger ép chặt lại, nó thường báo hiệu một dấu hiệu phá vỡ (beakout) sắp xảy ra. Nếu nến phá vỡ dải trên, giá thường sẽ tiếp tục lên cao, nếu nến phá vỡ dải phía dưới, giá thường tiếp tục xuống thấp.
Nhìn biểu đồ trên, bạn thấy dải Bolinger thắt chặt lại. Tỉ giá vừa phá vỡ dải Bollinger phía trên. Dựa trên những thông tin này, bạn dự đoán giá sẽ tiếp tục di chuyển về đâu ?
Nếu câu trả lời của bạn là ” giá lên” , bạn đã đúng. Đây là hiện tượng thường gặp sau một khoảng thời gian dải Bollinger bị thắt chặt. Bạn có thể sử dụng tín hiệu này để giao dịch, hiện tượng này không xảy ra mỗi ngày, nhưng bạn có thể tìm được vài dấu hiệu 1 tuần nếu bạn theo dõi kỹ biểu đồ 15 phút (M15).
Như vậy bạn đã hiểu về dải Bollinger và biết cách sử dụng chúng. Thực ra có khá nhiều cách để sử dụng Bollinger Bands, nhưng trên đây là 2 cách thông dụng nhất mà bạn có thể tham khảo. Bây giờ thì bạn có thể cất công cụ này vào hành trang của mình và chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu công cụ mới trong bài học tiếp theo.
2.Đường trung bình di động đồng quy phân kỳ MACD
Trong bài này, chúng ta học vè đường trung bình di động đồng quy phân kỳ Moving Average Convergence Divergence (MACD). Đây là một đường chỉ dẫn được xây dựng từ các đường trung bình di động. Nó là một chỉ dẫn đơn giản và dễ nhận thấy nhất, được sử dụng như một chỉ dẫn xu hướng (trend) cũng như chỉ dẫn động lượng ( momentum).
Đường MACD được phát triển bởi Gerald Appel, được vẽ bởi 2 đường cong :
Đường cong thứ nhất là sự khác biệt giữa hai đường trung bình di động hàm mũ (EMA) riêng rẽ. Appel đề nghị sử dụng một đường trung bình di động hàm mũ 12 và đường còn lại là 26. Sau đó lấy kết quả của (EMA26-EMA12) chính là đường cong thứ nhất.
Đường cong thứ hai chính là đường trung bình di động hàm mũ 9. EMA 9 còn được gọi là đường dấu hiệu (signal line).
Ví dụ về MACD trên biểu đồ
Khi đường MACD trên vạch 0, điều đó có nghĩa là EMA 12 đang ở trên EMA26. Khi đường MACD ở dưới vạch 0, điều đó có nghĩa EMA12 đang ở phía dưới EMA26. Nhà đầu tư sẽ nhìn đường MACD khi nó ở trên mức 0 và trên mức 0 càng nhiều có nghĩa là khoảng cách dương giữa EMA12 và EMA26 càng rộng. đây là một dấu hiệu động lượng gia tăng trong phân tích kỹ thuật. Ngược lại, khi đường MACD dưới mức 0 và rơi xuống sâu sẽ thông báo khoảng cách âm giữa EMA12 và EMA26 đang tăng mạnh, một dấu hiệu giảm động lượng trong phân tích kỹ thuật.
Ví dụ về đường MACD lên cao và xuống thấp
The purpose of the 9 period exponential moving average line is to further confirm bullish changes in momentum when the MACD crosses above this line and bearish changes in momentum when the MACD crosses below this line.
Tác dụng của đường EMA9 dùng để ra các quyết định mua bán. Dấu hiệu BUY sinh ra khi MACD tăng lên, nó dịch chuyển đi lên và vượt lên trên đường dấu hiệu EMA9. Dấu hiệu SELL sinh ra khi đường MACD dịch chuyển đi xuống và vượt xuống dưới đường dấu hiệu EMA9.
Ví dụ về đường dấu hiệu Signal line EMA9
Gần đây các nhà giao dịch cũng như các phần mềm giao dịch vẽ thêm histogram vào MACD. MACD histogram là một biểu thị thay đổi khoảng cách giữa MACD và EMA9 của MACD. MACD histogram trên mức 0 khi đường MACD nằm phía trên đường signal line EMA9 và MACD histogram dưới mức 0 khi đường MACD nằm phía dưới đường signal line EMA9. Khi giá tăng lên, histogram phát triển lớn hơn tốc độ dịch chuyển của giá gia tăng mạnh và co cụm lại khi giá tăng chậm lại. Nguyên tắc hoạt động đó sẽ chậm lại khi giá rơi xuống. Khi nó phản ứng lại với sự dịch chuyển của tốc độ giá thì đó chính là lí do tại sao các nhà đầu tư tin vào MACD histogram dựa trên mức độ đo lường chỉ dẫn động lượng. Phần lớn các nhà đầu tư sử dụng chỉ dẫn MACD thường xuyên để đo lường sức mạnh dịch chuyển giá hơn là xác định hướng của một xu hướng.
Ví dụ về MACD histogram
Qua bài học này, các bạn đã được học những khái niệm cơ bản về MACD, ở bài học sau, các bạn sẽ tìm hiểu về cách sử dụng MACD trong việc ra quyết định giao dịch.
3.Cách sử dụng MACD Histogram
Trong bài học trước, chúng ta đã xem xét những thành phần khác nhau tạo nên đường chỉ dẫn MACD. Trong bài học tiếp theo này, chúng ta sẽ học cách sử dụng đường chỉ dẫn MACD để xác định thị trường đang trong xu hướng nào, xu hướng có mạnh hay không, và đâu là điểm để tham gia giao dịch cũng như thoát khỏi thị trường.
Như chúng ta đã nói trong bài học trước, đường chỉ dẫn MACD được sử dụng để xác định xu hướng và động lượng của xu hướng, do vậy, MACD được sử dụng tốt khi thị trường có xu hướng rõ ràng và nên tránh sử dụng khi xu hướng chưa được xác lập.
Ví dụ về việc dùng MACD xác định thị trường có xu hướng hay không xu hướng :
Khi quyết định vào hay thoát khỏi thị trường, bạn cần phân tích những đặc điểm của xu hướng đang xảy ra, các bạn có thể sử dụng MACD với 3 cách sau :
1. Sử dụng phân kỳ – Divergence (sự đi trệch hướng).
2. Khi 2 đường MACD và đường Signal cắt nhau.
3. Khi có tín hiệu MACD cắt qua đường 0 (zero)
Giao dịch theo dấu hiệu phân kỳ của MACD:
Sự phân kỳ xảy ra khi hướng của MACD di chuyển không cùng với hướng của biểu đồ tỉ giá. Khi có dấu hiệu này, nhàgiao dịch sẽ chờ đợi 1 sự đổi chiều xu hướng, dấu hiệu chỉ ra càng rõ ràng khi biểu đồ giá vẫn tiếp tục tạo thêm những đỉnh giá cao hơn trong khi MACD thì lại tạo ra những đỉnh giá thấp hơn (hoặc ngược lại).
Ví dụ về MACD phân kỳ
Giao dịch theo MACD cắt nhau
Đây là cách đơn giản nhất để sử dụng MACD, BUY khi đường MACD từ dưới cắt vượt lên trên đường Signal và SELL khi đường MACD từ trên cắt xuống dưới đường Signal. Cách chơi này sẽ cho bạn rất nhiều dấu hiệu vào thị trường và trong đó cũng có nhiều dấu hiệu sai. Do vậy nếu chỉ sử dụng 1 mình MACD theo phương pháp này thì nguy cơ đối mặt với những giao dịch tồi là khá cao. Ví lí do đó, các nhà giao dịch thường sử dụng kết hợp MACD với các phương pháp khác như chart pattern ( các mô hình biểu đồ, chúng tôi sẽ giới thiệu về chart pattern trong những bài học tiếp theo) , khối lượng giao dịch…
Ví dụ về sử dụng đường MACD cắt nhau cho tín hiệu BUY và SELL
MACD cắt đường Zero:
Khi hiện tượng đường MACD cắt lên hay cắt xuống qua đường zero 0, nó chỉ ra tín hiệu của sự đổi hướng.
Ví dụ về sự lên , xuống của thị trường khi MACD cắt đường Zero
Để có kết quả tốt, thông thường chúng ta sẽ kết hợp MACD với một số đường tín hiệu khác mà chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn trong những phần sau .
Công cụ chỉ dẫn MACD 2 lines : truy cập theo link dưới đây để download và cài đặt cho hệ thống của bạn : Download
4.Parabolic SAR
Đến thời điểm này, chúng ta đã biết được một số đường chỉ dẫn có thể cho thấy các điểm bắt đầu của một xu hướng mới. Việc xác định được một xu hướng mới là rất quan trọng, tuy nhiên, việc xác định điểm kết thúc xu hướng cũng quan trọng không kém. Bạn không thể có 1 giao dịch tốt nếu chọn điểm vào tốt nhưng chọn điểm thanh khoản tồi.
Một công cụ chỉ dẫn có thể giúp bạn dự báo xu hướng hiện tại kết thúc là công cụ Parabolic SAR. Chữ SAR được viết từ “Stop And Reversal” có nghĩa là “dừng và quay ngược”. Parabolic SAR vẽ ra những điểm chấm trên biểu đồ, chỉ ra rằng hướng đi của tỉ giá có thể sắp đổi chiều. Trong biều đồ trên, bạn thấy các điểm chấm Parabolic SAR nằm phía dưới các nến khi thị trường đang lên, và nằm phía trên các nến khi thị trường đổi chiều đi xuống.
Sử dụng Parabolic SAR
Một điểm khá hay ở Parabolic SAR là nó được sử dụng rất đơn giản. Khi những điểm chấm xuất hiện dưới nến, đó là dấu hiệu BUY, khi những điểm chấm xuất hiện trên các nến, đó là dấu hiệu để SELL. Có thể nói đây là công cụ chỉ dẫn dễ làm quen và sử dụng nhất, tuy nhiên, nên lưu ý sử dụng tốt nhất khi thị trường có xu hướng, không nên sử dụng đối với thị trường bập bềnh 1 chiều (sideways).
5.Stochastics
Stochastis là công cụ giúp chúng ta tìm ra dấu hiệu kết thúc của một xu hướng. Stochastis đo mức độ mua quá nhiều (overbought) và bán quá nhiều (oversold) của thị trường. 2 đường chỉ dẫn của Stochastics cũng tương tự như 2 đường của MACD, gồm 1 đường phản ứng với thị trường nhanh hơn so với đường còn lại.
Sử dụng Stochastics như thế nào ?
Như chúng tôi đã giới thiệu ở trên, Stochastics cho chúng ta biết khu vực thị trường đã có dấu hiệu mua quá nhiều và bán quá nhiều theo mức từ 0 đến 100. Khi đường Stochastics vượt trên 70 (vượt trên đường ngang chấm đỏ phía trên) có nghĩa thị trường đã có hiện tượng mua quá nhiều. Khi đường Stochastics xuống phía dưới 30 ( đường ngang chấm xanh) có nghĩa thị trường đã xảy ra hiện tượng bán quá nhiều. Về nguyên tắc, chúng ta BUY khi thị trường đã bán quá nhiều và SELL khi thị trường đã mua quá nhiều.
Bây giờ hãy xem biểu đồ phía trên, bạn có thể thấy Stochastics có tín hiệu mua quá nhiều (overbought) trong khoảng thời gian gần nhất. Dựa trên thông tin này, bạn đoán thị trường sẽ di chuyển về đâu ?
Nếu bạn nói “tỉ giá sẽ xuống” , bạn đã đúng. Thị trường đã trong tình trạng được mua quá nhiều trong một giaoi đoạn, và do vậy, sự đảo chiều có thể sắp xảy ra.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về đường Stochasics. Các nhà giao dịch sử dụng Stochastics theo nhiều cách khác nhau, nhưng mục đích chính của đường chỉ dẫn này vẫn là đưa ra dấu hiệu thị trường đã mua quá nhiều hay bán quá nhiều. Qua quá trình thử nghiệm và luyện tập, bạn sẽ tìm được cách sử dụng Stochastics thích hợp nhất với cách giao dịch của bạn.
Trong bài học tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về RSI.
6.RSI-Chỉ số sức mạnh liên quan
Chỉ số sức mạnh liên quan Relative Strength Index, viết tắt là RSI, tương tự như Stochastics trong việc đưa ra dấu hiệu thị trường mua quá nhiều và bán quá nhiều. RSI cũng được chia ra các mức từ 0-100. Thông thường, dưới mức 20 được xem là bán quá nhiều, trên 80 được xem là mua quá nhiều.
Cách sử dụng RSI
RSI cũng được sử dụng giống Stochastics. Nhìn vào biều đồ phía dưới, bạn có thể thấy khi RSI rơi xuống dưới 20, nó chỉ ra thị trường đang có tình trạng bán quá nhiều. Sau khi rớt xuống dưới mức 20, tỉ giá nhanh chóng quay ngược trở lại.
RSI là một công cụ phổ biến vì được sử dụng để xác định các thông tin về xu hướng thị trường khá hiệu quả. Nếu bạn nghĩ một xu hướng đang được hình thành, hãy nhìn qua RSI xem liệu nó đang trên hay dưới mức 50. Nếu bạn muốn xác định một xu hướng lên, hãy nhớ RSI cần trên mức 50. Nếu bạn muốn xác định một xu hướng xuống, hãy nhớ RSI cần ở dưới mức 50.
Nhìn vào hình minh họa phía trên, bạn có thể thấy một xu hướng giá lên đang hình thành. Để tránh bị mắc sai lầm vì những dấu hiệu giả, bạn cần chờ cho đến khi RSI cắt lên trên mức 50 để xác nhận chắc chắn xu hướng. RSI vượt trên 50 là dấu hiệu xác nhận đáng tin cậy rằng một xu hướng lên đã được hình thành.
Như vậy, bạn đã biết cách sử dụng công cụ chỉ dẫn RSI.
7.Chỉ số ADX – Average Directional Index
Trong bài học này, chúng ta sẽ học về chỉ số chỉ dẫn dịch chuyển trực tiếp trung bình Average Directional Index (ADX), đây là công cụ giúp xác định xu hướng, xu hướng mạnh hay yếu, xu hướng đang bắt đầu hay sắp đảo chiều.
Chúng ta sẽ không đi sâu vào công thức tính toán ADX, tuy nhiên bạn cũng nên biết đặc điểm chính của các đường tạo nên ADX như sau :
- Đường +DI cho biết thị trường đang mạnh hay yếu trong xu hướng đi lên
- Đường -DI cho biết thị trường đang mạnh hay yếu trong xu hướng đi xuống.
- Đường ADX không chỉ ra xu hướng thị trường đang lên hay xuống mà cho biết thị trường đang mạnh hay yếu
Vì đường ADX không có tác dụng định hướng, nó sẽ không cho bạn biết liệu thị trường đang trong xu hướng xuống hay lên (bạn cần xem đường +DI và -DI để biết xu hướng), nhưng đường DX sẽ cho bạn biết xu hướng đang mạnh hay yếu thế nào. Khi đường ADX từ 40 trở lên, xu hướng đang diễn ra mạnh, khi đường ADX từ 20 trở xuống, thị trường đang không có xu hướng rõ ràng.
Một trong những cách đầu tiên mà các nhà giao dịch thường sử dụng ADX là để xác nhận xem thị trường đang có xu hướng rõ ràng hay không, tránh vào thị trường khi xu hướng không rõ ràng. Các nhà giao dịch được khuyên không nên vào thị trường khi đường ADX dưới 20 cũng như khi đường ADX nằm dưới cả 2 đường +DI và -DI.
Một cách khác mà các nhà giao dịch thường sử dụng công cụ này là để tìm ra điểm bắt đầu của một xu hướng mới trên thị trường. Rất đơn giản, họ nhìn xem đường ADX có cắt từ dưới lên trên mức 20 hay không. Nếu hiện tượng này xảy ra sau một giai đoạn dài thị trường không rõ xu hướng, thì mức độ tin cậy của tín hiệu này càng cao.
Một cách khác nữa, ADX được sử dụng để tìm ra dầu hiệu đảo chiều xu hướng. Khi đường ADX đang nằm trên cả 2 đường +DI và -DI , sau đó quay đầu xuống thấp, đó là dấu hiệu cảnh báo rằng xu hướng hiện tại có thể sẽ đảo chiều.
Ví dụ cuối cùng mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn về cách sử dụng ADX là bạn có thể BUY khi đường +DI cắt vượt lên trên đường -DI ( dấu hiệu chỉ ra là nhóm người mua đã chiến thắng nhóm người bán) và SELL khi đường +DI cắt xuống dưới đường -DI ( dấu hiệu chỉ ra nhóm người bán đã chiến thắng nhóm người mua). Tuy nhiên bạn cũng nên kết hợp dấu hiệu này với một số công cụ chỉ dẫn khác để tránh mắc phải những dấu hiệu không chính xác.
Kết hợp các công cụ chỉ dẫn
Trong một thế giới mà mọi thứ đều hoàn hảo, chúng ta chỉ cần sử dụng một trong những công cụ chỉ dẫn và giao dịchkỷ luật theo những tín hiệu mà công cụ chỉ dẫn đưa ra. Nhưng vấn đề là , chúng ta đang sống trong một thế giớiKHÔNG tồn tại sự hoàn hảo, và mỗi công cụ chỉ dẫn đều có khiếm khuyết riêng. Đó là lý do vì sao các nhà giao dịchthường phải kết hợp nhiều công cụ chỉ dẫn để đối chiếu lẫn nhau. Thông thường, họ sử dụng khoảng 3 công cụ chỉ dẫn khác nhau và chỉ giao dịch nếu 3 công cụ cùng cho ra dấu hiệu thống nhất.
Qua quá trình tìm tòi và thử nghiệm, bạn sẽ tìm ra công cụ chỉ dẫn nào phù hợp nhất với cách giao dịch của bạn. Chúng tôi đã giới thiệu đến bạn các công cụ như MACD, Stochastics, RSI …, nhưng bạn cũng có thể có những lựa chọn khác của bạn. Mỗi nhà giao dịch đều cố gắng tìm ra ” sự kết hợp hào hoản” của các đường chỉ dẫn để có được những tín hiệu giao dịch chính xác, nhưng sự thật không hoàn toàn như vậy.
Chúng tôi khuyến khích bạn tìm hiểu từng công cụ chỉ dẫn cho đến khi nào bạn hiểu thật chính xác cách hoạt động của nó , sau đó bạn hãy tìm cách kết hợp sao cho phù hợp với phong cách giao dịch của bạn nhất. Trong những bài học sau, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những cách kết hợp khác nhau. Từ đó, bạn sẽ có những gợi ý cho việc xây dựng một hệ thống giao dịch riêng của bạn sau này.