Powered by Blogger.

1. Các dạng biểu đồ

Chúng ta có 3 dạng biểu đồ phổ biến nhất :
  1. Biểu đồ đường kẻ (Line chart)
  2. Biểu đồ thanh giá (Bar chart)
  3. Biểu đổ giá đỡ hay còn gọi là biểu đồ nến (Candlestick chart)
Bây giờ chúng ta sẽ giải thích để bạn biết về chúng :
Biểu đồ đường kẻ (Line chart)
Một biểu đồ đường kẻ đơn giản vẽ một đường từ một giá đóng cửa đến giá đóng cữa tiếp theo. Khi nối các đường kẻ lại với nhau, ta có thể thấy một bức tranh chuyển động giá chung của một cặp tiền tệ trong một chu kỳ thời gian.
Đây là ví dụ của biểu đồ đường kẻ đối với cặp EUR/USD :
line-chart
Biểu đồ thanh giá (Bar chart)
Một biểu đồ thanh giá thì phức tạp hơn một chút. Nó thể hiện giá mở cửa và giá đóng cửa, cũng như các giá đỉnh và đáy. Đáy của thanh giá chỉ giá giao dịch thấp nhất đối với khoảng thời gian đó, và đỉnh của thanh giá chỉ giá cao nhất đã được giao dịch.
Thanh giá chiều dọc cho thấy biên độ giao dịch của cặp tiền tệ.
Vạch ngang ở bên trái của thanh giá thể hiện giá mở cửa, và phía bên phải của thanh giá thể hiện giá đóng cửa.
Đây là một ví dụ của biểu đồ thanh giá đối với cặp EUR/USD :
bar-chart
Lưu ý, trong suốt bài học của chúng ta, bạn sẽ thấy từ “bar” sử dụng cho một phần của dữ liệu trên biểu đồ.
Một bar (một thanh) đơn giản chỉ là một đoạn thời gian, nó có thể là một ngày, một tuần hay một giờ ,… Khi bạn nhìn thấy từ bar, hãy chắc rằng bạn hiểu nó đang thể hiện khung thời gian nào.
Biểu đồ thanh giá còn được gọi là biểu đồ “OHLC”, bởi vì chúng thể hiện Giá mở cửa (open), đỉnh (high), đáy (low), đóng cửa (close) đối với một cặp tiền tệ. Đây là ví dụ của một thành giá.
ohlc-price-bar
Open: đường ngang nhỏ bên trái là giá mở cửa.
High: đỉnh của đường thẳng đứng  thể hiện giá cao nhất của một chu kỳ thời gian.
Low: đáy của đường thẳng đứng thể hiện giá thấp nhất của một chu kỳ thời gian.
Close: đường ngang nhỏ bên phải là giá đóng cửa.
Biểu đồ nến (Candlesticks chart)
Biểu đồ nến thể hiện các dữ liệu giống như biểu đồ thanh giá, nhưng trong một biểu tượng đẹp hơn.
Biểu đồ nến vẫn thể hiện biên độ đỉnh đến đáy với một đường thẳng đứng.
Tuy nhiên, trong biểu đồ nến, khối lớn hơn (còn gọi là body) ở giữa thể hiện biên độ giữa giá mở cửa và giá đóng cửa. Thông thường, nếu khối ở giữa được tô mầu, có nghĩa là giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa.
Trong ví dụ sau đây, màu được tô là mà đen. Đối với khối được tô, đỉnh của khối là giá mở cửa, và đáy của khối là giá đóng cửa. Nếu giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, khối ở giữa sẽ là không có màu, hoặc màu trắng.
candlestick
Thực tế, chúng tôi không thích sử dụng màu nến đen trắng truyền thống. Trông thật sự không hấp dẫn chút nào. Trong khi chúng ta bỏ rất nhiều thời gian để theo dõi biểu đồ, sẽ dễ dàng hơn nếu biểu đồ của chúng ta có màu sắc. Một tivi màu tốt vẫn hơn một tivi đen trắng phải không?
Chúng ta đơn giản thay màu xanh cho nến trắng và màu đỏ cho nên đen. Điều này có nghĩa, nếu giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, nến sẽ màu xanh, và giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa, nến sẽ màu đỏ.
Trong các bài học sau, bạn sẽ thấy rằng sử dụng nến xanh và nến đỏ sẽ giúp bạn theo dõi biểu đồ nhanh hơn, cũng như xu hướng tăng, giảm, và các điểm có khả năng đổi chiều.
colored-candlestick
Đây là ví dụ về biểu đồ nến đối với EUR/USD :
candlestick-chart
Mục đích của biểu đồ hình nến chủ yếu là để giúp cho thị giác, do các dữ liệu OHLC thể hiện giống như biểu đồ thanh giá. Ưu điểm của biểu đồ nến là :
  • Nến thể hiện rõ ràng, dễ hiểu cho người mới bắt đầu tìm hiểu phân tích biểu đồ.
  • Nến dễ dàng sử dụng! Mắt bạn thích ứng gần như ngay lập tức các dữ liệu được thể hiện. Ngoài ra, đã có nghiên cứu chứng minh rằng thị giác giúp cho việc học hỏi, nó cũng giúp cho giao dịch.
  • Nến và các mô hình nến có những tên rất hay như sao băng, giúp bạn nhớ mô hình của nó.
  • Nến giúp dễ nhận biết điểm đảo hướng của thị trường – các điễm đảo chiều từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm, và ngược lại. Bạn sẽ tìm hiểu nhiều hơn về vấn đề này trong các bài học sau.
Bây giờ bạn đã biết tại sao chúng ta sẽ sử dụng biểu đồ nến cho hầu hết các ví dụ, không phải chỉ trong bài học này

2. Giới thiệu về nến Nhật

Candlestick (hay còn được gọi là candle – nến Nhật) được sử dụng bởi người Nhật từ thế kỉ 17. Nguyên tắc của Candle rất đơn giản và được đúc kết từ những yếu tố sau:
-  “Như thế nào” (Biến động giá) quan trọng hơn “Tại sao” (tin tức, tác động của thị trường)
-  Tất cả các thông tin đều được hiển thị trên giá
-  Người mua và người bán trên thị trường dựa trên tác động của kì vọng và cảm xúc (hay tham vọng và sự sợ hãi)
-  Biến động giá không phản ánh giá trị thật .

candle01
Candestick được xây dựng bởi 4 yếu tố :

  • giá mở (open)
  • giá đóng (close)
  • giá cao (high)
  • giá thấp (low)
Khung candle hay còn gọi là thân candle có màu trắng hay đen tùy theo vào mức giá. Nếu đóng mở cao hơn giá mở, ta có candle trắng (while candle). Nếu giá đóng thấp hơn giá mở, ta có candle đen (black candle). Đường kẻ phía trên và phía dưới thân candle thể hiện giá cao nhất / thấp nhất của candle và còn được gọi là chân candle hay còn gọi là bóng của candle (shadow). Phần thân thể hiện giá giao dịch mở đầu (open) và kết thúc (close) trong 1 khung thời gian ( 1min, 5min, 15min… 1day, 1week) trong khi phần chân (phần bóng) thể hiện phần giá giao dịch nằm ngoài phạm vi giá mở và giá đóng.
Mua – Bán:

Thân candle càng dài, sức mua / sức bán càng mạnh. Ngược lại, thân candle ngắn thể hiện biến động giá thấp.

Candle trắng thể hiện sức mua. Thân càng dài, sức mua càng mạnh, là dấu hiệu người mua kì vọng cao vào thị trường lên. Nếu nhìn vào tổng quan hơn, khi thị trường đang trong xu hướng xuống, candle trắng dài cho thấy người mua đang xác lập điều khiển thị trường và kì vọng giá lên trở lại.
Candle đen thể hiện sức bán. Thân càng dài, sức bán càng mạnh, là dấu hiệu người bán kì vọng cao vào thị trường xuống. Nếu nhìn vào tổng quan hơn, khi thị trường đang trong xu hướng lên, candle đen dài cho thấy có người bán đang xác lập điều khiển thị trường và kì vọng giá xuống.
candle02
Cuộc chiến giữa mua và bán:
Candle thể hiện cuộc chiến tranh giành vị thế giữa mua (người kì vọng thị trường lên), và bán (người kì vọng thị trường xuống) trong 1 khoảng thời gian xác định. Có thể so sánh cuộc chiến này với 1 trận đá bóng giữa 2 đội bóng, mà chúng ta có thể gọi là đội MUA và đội BÁN. Điểm thấp nhất của candle (bottom) cho thấy đội BÁN đã dồn bóng đến “cấm địa” của đội MUA và điểm cao nhất của candle (top) cho thấy đội MUA đang áp đảo . Càng gần điểm thấp nhất, đội BÁN càng chiếm ưu thế, và càng gần điểm cao nhất, đội MUA càng tỏ ra áp đảo. Có rất nhiều lựa chọn khác nhau, nhưng tôi muốn nhấn mạnh 6 tình huống của cuộc chơi (6 mô hình candlestick):
1. Candle trắng dài (long white candle) cho thấy đội MUA kiểm soát bóng trong suốt trận đấu.
2. Candle đen dài (long black candle) cho thấy đội BÁN kiểm soát bóng trong suốt trận đấu.
3. Candle ngắn và không có chân (hoặc chân ngắn), cho thấy không đội nào kiểm soát được bóng và giá hầu như không thay đổi so với lúc ban đầu.
4. Candle với chân phía dưới dài cho thấy đội BÁN kiểm soát phần đầu trận đấu, nhưng đã bị mất phần kiểm soát vào bên đội MUA vào cuối trận và đội MUA giằng co trở lại.
5. Candle với chân phía trên dài cho thấy đội MUA kiểm soát phần đầu trận đấu, nhưng đã bị mất phần kiểm soát vào bên đội BÁN vào cuối trận và đội BÁN giằng co trở lại.
6. Candle với cả 2 phần chân đều dài cho thấy cả đội MUA và đội BÁN đều có giai đoạn kiểm soát trận đấu, nhưng không ai áp đảo được đối phương, và kết quả là vẫn giằng co nhau.

3.Các loại nến cơ bản

Khi bạn định đặt lệnh mà gặp hình doji hay spinning top thì bạn nên chuẩn bị sẵn sàng nhập lệnh để đi theo xu hướng tiếp theo khi có dấu hiệu thông báo bên bán hoặc bên mua thắng thế.Các loại Candle đặc trưng:
1. Marubozu: Hình Marubozu chỉ có thân mà không có bóng (body without shadow). Đây là dấu hiệu xác lập 1 xu hướng rất mạnh
Marubozu màu trắng có nghĩa là bên bán bị bên mua mạnh hơn nuốt chửng. Ngược lại nếu hình Marubozu đen thì người mua chiếm thế chủ động và thường được giá hời.
marubozu
2. Spinning top ( bông vụ) : Thân nhỏ mà bóng dài cho ta biết là cuộc thương lượng của hai phe mua bán chưa phân thắng bại, giá cả đang còn tranh chấp. Sau 1 xu hướng dài, hình tượng này cho biết , bên mua / bên bán đã yếu thế dần và có dấu hiệu xu hướng sẽ đảo chiều.
spinningtops
3. Doji : Hình Doji xuất hiện khi mức giá đóng cửa xấp xỉ mức giá mở cửa , doji trông như 1 gạch ngang nằm giữa phạm vi giá , là dấu hiệu cho thấy người mua và người bán đang do dự.
doji
Khi bạn định đặt lệnh mà gặp hình doji hay spinning top thì bạn nên chuẩn bị sẵn sàng nhập lệnh để đi theo xu hướng tiếp theo khi có dấu hiệu thông báo bên bán hoặc bên mua thắng thế.
Bạn sẽ cần tới một trong bốn hình tượng sau đây xác nhận sự thay đổi xu hướng:
Hình hammer, inverted hammer, hangging man và shooting star cho ta biết giá đang đổi ngược xu hướng (reversal), cần phải mua hay bán ngay trước khi trễ.
hammer
Cụ thể là hình hammer và inverted hammer ngược theo Doji báo hiệu sự thắng thế của người mua và giá cả từ đây có thể sẽ đổi hướng từ giảm sang tăng, ít nhất là trong ngắn hạn.
Trong khi đó hai hình tượng hanging man và shooting star cảnh báo trước người bán có thể đã thắng thế người mua và giá cả có nhiều khả năng sẽ đi xuống.
investhammer
Candle kết hợp:
Mô hình Candles được tạo thành từ nhiều candle liên tục, và có thể được gộp chung thành 1 candle lớn hơn. Candle gộp sẽ thể hiện 1 cách đơn giản hơn so vớii mô hình candles, dựa trên nguyên tắc:
- Giá mở là giá mở của candle đầu
- Giá đóng là giá đóng của candle cuối
- Giá high và giá low là Giá cao nhất và thấp nhất của mô hình.

blend1
blend2
blend3

4. Các mô hình nến đảo chiều

Có rất nhiều candle là dấu hiệu xu hướng đảo chiều, nhưng dưới đây tôi giới thiệu đến các bạn những candle thông dụng nhất.
Các dấu hiệu đảo chiều xu hướng

Các dấu hiệu đảo chiều xu hướng thường xảy ra trong 1 xu hướng tăng( hoặc giảm ) thông thường cho thấy giá đã chạm mức resistance ( hoặc support ). Các dấu hiệu này đóng vai trò báo hiệu quan trọng, và bạn có thể dựa vào nó dùng kèm với các chỉ số indicator thích hợp để đặt lệnh ra / vào thị trường.

Dấu hiệu xu hướng đảo chiều tăng giá ( bullish reversal )

1. Bullish Engulfing:

bullish1
2. Piercing pattern:
bullish2
3. Bullish Hamari:
bullish3
4. Hammer:

bullish4


5. Morning Star:
bullish5
Dấu hiệu xu hướng đảo chiều xuống giá ( bearish reversal )

1. Bearish Engulfing:

bearish1
2. Dark Cloud Cover:
bearish2
3. Shooting Star:
4. Bearish Hamari:
bearish4
5. Evening Star:
bearish5

Tổng kết về nến Nhật

  • Nếu giá đóng cửa ở trên giá mở của, thì nến rỗng (thường được thể hiện là trắng)
  • Nếu giá đóng cửa dưới giá mở cửa, thì nến được tô màu ( thường là đen)
  • Phần rỗng hoặc phần được tô màu của nến gọi là phần thân nến.
  • Đường kẻ trên và dưới thân nến thể hiện biên độ giá cao thấp và được gọi là bóng nến.
  • Đỉnh của bóng nến phía trên là giá cao nhất
  • Đáy của bóng nến phía dưới là giá thấp nhất
Một thân nến dài thể hiện lực mua hoặc bán mạnh mẽ. Thân nến càng dài áp lực mua hoặc bán càng mãnh liệt.
Thân nến ngắn thể hiện lực mua bán yếu hơn.
Bóng nến cao hơn biểu hiện một kỳ giao dịch cao.
Bóng nến thấp hơn biểu hiện một kỳ giao dịch thấp.
Có rất nhiều dạng mô hình nến, nhưng chúng có thể được phân loại với số lượng “bar” tạo nên mô hình nến. Dạng nến đơn, đôi, hoặc ba. Hầu hết các mô hình nến được chia như sau :
Số lượng barMô hình nến
ĐơnSpinning Tops, Dojis, Marubozu, Inverted Hammer, Hanging Man, Shooting Star
ĐôiBullish and Bearish Engulfing, Tweezer Tops and Bottoms
BaMorning and Evening Stars, Threee Black Crows and Three White Soldiers, Three Inside Up and Down
Kết hợp phân tích nến với mức hỗ trợ và kháng cự để có kết quả tốt nhất.
Và hãy nhớ là, không phải cứ xuất hiện mô hình nến gợi ý đảo chiều hay tiếp tục xu hướng thì nó chắc chắn sẽ xảy ra! Bạn cần phải luôn xem xét hoàn cảnh thị trường và biến động của giá.
Đây là thị trường giao dịch ngoại hối và không có gì là chắc chắn cả!

Tin vàng
Tin ngoại hối
Tin chứng khoán
Tin bất động sản
Kiến thức