Powered by Blogger.

Blog Archive

4/26/13



Giá vàng thế giới bất ngờ tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày hôm qua sau khi nhiều phiên giao dịch giá ổn định trên vùng hỗ trợ tâm lý 1400.
Tăng phiên Á, đi ngang phiên Âu, tăng phiên Mỹ, xu hướng chính trong ngày hôm qua là tăng giá. Chiến lược mua quanh vùng 1435 của Kitco mặc dù đúng xu hướng nhưng không đạt điểm vào.
Nhận định xu hướng 24h tới:
Tăng đầu giảm cuối phiên Á
Đi ngang phiên Âu
Tăng phiên Mỹ
Biên độ dao động: 1462-1490
Chiến lược giao dịch:
Mua quanh vùng 1462/63, dừng lỗ 1457, mục tiêu kỳ vọng 1490.
Thông tin tham khảo
Ngoài ra, trong 5 phút cuối phiên, quy định về cấm sửa, huỷ lệnh ATC sẽ được áp dụng.
Ngày 25/4, Công ty cổ phần chứng khoán VNDIRECT phối hợp với Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) tổ chức buổi hội thảo “Giới thiệu Hệ thống Giao dịch nâng cấp của Sở GDCK Hà Nội & Hướng dẫn nhà đầu tư sử dụng hiệu quả các lệnh mới”.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Thanh Tùng – Giám đốc phòng Quản lý thành viên HNX cho biết, dự án nâng cấp hệ thống giao dịch được triển khai từ năm 2012, với năng lực xử lý tăng gấp trên 20 lần so với hiện tại, cùng nhiều tiện ích vượt trội, hệ thống nâng cấp sẽ giúp nhà đầu tư có thêm nhiều cơ hội lựa chọn trong những quyết định đầu tư, giao dịch.
Theo chuyên gia Mai Thị Vân Anh – Phó Giám đốc phòng Hệ thống giao dịch HNX cho biết, Hệ thống giao dịch nâng cấp phiên bản 5 dự kiến sẽ được triển khai vào quý II năm nay.
Hệ thống sẽ thay đổi trong kết cấu phiên và nguyên tắc khớp lệnh. Theo đó, hệ thống nâng cấp mới dự kiến sẽ có thêm đợt khớp lệnh định kỳ đóng cửa (ATC) vào 15 phút cuối nhằm đồng nhất biến động giá và chỉ số, và là cơ sở xác định giá tham chiếu cho ngày giao dịch hôm sau. Ngoài ra, trong 5 phút cuối phiên, quy định về cấm sửa, huỷ lệnh sẽ được áp dụng.
Về lý do không thay đổi đồng bộ theo kết cấu của HSX (gồm: ATO- KLLT- ATC), bà Vân Anh cho biết, hiện tại phiên ATO mức giá mở cửa không có ý nghĩa sử dụng làm giá tham chiếu mà chỉ mang ý nghĩa tham khảo cho nhà đầu tư. Khối lượng và giá trị giao dịch trong phiên ATO cũng không lớn. Do vậy, HNX chỉ thay đổi kết cấu phiên khi thêm đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa.
Theo bà Vân Anh, các công ty chứng khoán thành viên đều sẽ phải chỉnh sửa hệ thống để đảm bảo theo đúng thay đổi kết cấu phiên giao dịch mới. Còn việc áp dụng các loại lệnh mới, CTCK nào đã chủ động về công nghệ thì sẽ tiến hành triển khai khi hệ thống nâng cấp mới chính thức áp dụng; những CTCK nào chưa có giải pháp về công nghệ có thể nhận được sự hỗ trợ từ hệ thống giao dịch từ xa của HNX.
Bà Vân Anh cũng chỉ ra lợi ích mang lại từ những loại lệnh giao dịch mới đối với nhà đầu tư khi mô tả kỹ hơn đặc tính của những loại lệnh này. Trong đó, lệnh thị trường được phân chia thành 3 loại: lệnh thị trường giới hạn (MTL), lệnh thị trường khớp toàn bộ hoặc hủy (MOK), lệnh thị trường khớp hoặc hủy phần còn lại (MAK); Còn với lệnh giới hạn (LO), hệ thống mới cho phép sửa giá và khối lượng.
Bà cũng đặc biệt nhấn mạnh về năng lực hệ thống nâng cấp mới. Theo đó, hệ thống thống nâng cấp có thể đạt tốc độ xử lý lệnh 10.000 lệnh/giây (hiện tại là 500 lệnh/giây); số lệnh có thể xử lý trong một phiên giao dịch có thể đạt tới 20 – 30 triệu lệnh/phiên (hiện tại 1 – 1,5 triệu lệnh/phiên) và tích hợp giao dịch nhiều loại hàng hóa hỗ trợ hiệu quả cho giao dịch của nhà đầu tư và tăng khả năng thanh khoản của thị trường.
Theo ông Nguyễn Trung Du - Giám đốc kinh doanh khối môi giới VNDIRECT, hệ thống giao dịch nâng cấp hệ thống giao dịch niêm yết và UPCOM, tích hợp với các thị trường sẽ mở cửa trong tương lai, bổ sung các kỹ thuật xử lý tiên tiến, hiện đại đang được áp dụng tại các TTCK lớn như Tokyo, New York.

Giá đồng tăng 2 ngày liên tiếp lên cao nhất 1 tuần do dấu hiệu khôi phục kho dự trữ của Trung Quốc, nước tiêu thụ lớn nhất thế giới.
Trên sàn LME, giá đồng giao sau 3 tháng tăng 151 USD/tấn, tương đương 2,1% lên 7.180 USD/tấn. Trong phiên giá có lúc lên 7.197 USD/tấn, cao nhất kể từ 17/4. Như vậy giá đã tăng hơn 6% trong 2 phiên, phục hồi mạnh mẽ từ mức thấp nhất 18 tháng ghi nhận phiên ngày 23/4.
Giá đồng Trung Quốc cũng tăng mạnh. Giá đồng kỳ hạn tháng 8 trên sàn Thượng Hải tăng 2,7% lên 51.280 nhân dân tệ/tấn tương đương 8.300 USD/tấn. Chênh lệch giá đồng tại Thương Hải so với tại LME khá cao 1.120 USD/tấn.
Ông Nic Brown, đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa tại Natixis, London cho biết: "Tất cả các dấu hiệu khẳng định lực mua mạnh từ Trung Quốc, và khả năng cao là những nhà tiêu thụ lợi dụng lúc giá xuống thấp tăng cường tích trữ vào kho, các kho dự trữ này hiện còn rất ít nguyên liệu".
Các số liệu kinh tế vĩ mô cũng hỗ trợ giá đồng. Giới đầu tư hy vọng Ngân hàng trung ương châu Âu sẽ cắt giảm lãi suất cho vay sớm nhất vào tuần tới. Số liệu việc làm Mỹ mới công bố hôm qua cũng cho thấy dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Các kim loại cơ bản khác trên sàn LME đồng loạt tăng giá.

Các ngân hàng đầu tư là những đối tượng được hưởng lợi đầu tiên từ các chính sách kích thích kinh tế của Nhật Bản - Abenomics.
Kể từ khi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lên nắm quyền vào tháng 12 với kế hoạch nhằm chấm dứt hơn một thập kỷ giảm phát, hoạt động kinh doanh bảo hiểm cho cả cổ phiếu và trái phiếu của các ngân hàng ở đây tăng mạnh.
Theo Bloomberg, kể từ đầu năm nay, phát hành cổ phiếu của các công ty tăng gấp 3 lần lên 1.700 tỷ yên (17 tỷ USD) và phát hành trái phiếu doanh nghiệp tăng lên 3.100 tỷ yên so với cùng kỳ năm ngoái.
Các ngân hàng đầu tư thu được nhiều lợi nhuận từ phí môi giới khi Abenomics khiến thị trường chứng khoán tăng khối lượng giao dịch. Theo các nhà phân tích, Nomura Holdings - công ty chứng khoán lớn nhất Nhật Bản sẽ công bố báo cáo lợi nhuận hàng quý cao nhất hơn 5 năm qua.
Số liệu của Bloomberg cho thấy từ đầu năm 2013, 1.700 tỷ yên cổ phiếu được chào bán là mức cao nhất kể từ năm 2010. Năm 2013, có 18 công ty chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2012.
Theo khảo sát của BOJ, niềm tin của các công ty kinh doanh sản phẩm tài chính tăng cao kỷ lục trong quý I từ -28 lên 60 điểm, mức tăng lớn nhất kể từ khi BOJ bắt đầu khảo sát vào tháng 12/2003.
Trong tháng 1, chính phủ đã công bố kế hoạch chi tiêu trị giá 10.300 tỷ yên và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cho biết sẽ tăng gấp đôi lượng tiền cơ sở trong vòng 2 năm.
Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Takeshi Kunibe đầu tháng này kêu gọi ông Abe theo đuổi đến cùng "mũi tên thứ ba" của chính sách kích thích kinh tế chưa được ban hành bao gồm cam kết giảm các quy định, thúc đẩy đầu tư và đẩy mạnh hoạt động thương mại.

Các ngân hàng chủ động tung ra nhiều gói ưu đãi lãi suất cho các khoản vay mua nhà, tuy nhiên, đa số người dân vẫn tỏ ra hững hờ.
Nghe ngân hàng SHBC có gói lãi suất ưu đãi 0% dành cho người mua nhà, anh Huỳnh Hoàng ở An Phú, quận 2 (TPHCM) liên hệ để vay vốn. Được biết sau thời gian hưởng lãi suất 0% (từ 1 - 3 tháng), lãi suất sẽ trở về mức mà ngân hàng này đang áp dụng là 13%/năm.
“Mức lãi suất 13%/năm này tưởng chừng là thấp so với mặt bằng chung hiện nay, nhưng thực chất là không”- anh Hoàng nói.
Chị Phương Thảo, nhà ở phường Tân Thuận Tây, Q.7 (TPHCM) cho biết trước đây chị đã từng đi vay xây nhà với lãi suất ưu đãi. Ngân hàng nơi chị vay cam kết sẽ thay đổi lãi suất khi lãi suất cơ bản thay đổi. Tuy nhiên, gần một năm trôi qua, lãi suất cơ bản đã hạ khá nhiều nhưng ngân hàng này vẫn không điều chỉnh lãi suất theo hướng hạ và chị vẫn phải chịu mức “chót vót” 18%/năm.
Theo ông Nguyễn Văn Đực - Phó giám đốc công ty địa ốc Đất Lành, việc tung gói hỗ trợ với lãi suất thấp trong thời gian ban đầu, thực chất chỉ là cái bẫy lãi suất, vì rằng sau thời gian áp dụng lãi suất thấp (thường là 3-6 tháng), người vay vẫn phải trả với lãi suất bình thường là 16-17%/năm. Trong khi mỗi hợp đồng vay vốn mua nhà thường kéo dài cả chục năm. Nếu dính bẫy, người dân không biết xoay xở ra sao.
Trao đổi với Tiền Phong chiều 25/4, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng, cho vay mua bất động sản với lãi suất không cố định chẳng khác nào “nhử” người ta vào cái bẫy lãi suất thấp. Vì rằng, hợp đồng vay vốn mua nhà thường là 10-15-20 năm, nếu sau ba năm đầu, lãi suất không phải 6% mà là 10%, 15% thậm chí cao hơn thì lúc đó người dân lấy gì trả? Không có khả năng trả nợ thì sẽ mất nhà và nước Mỹ đã có bài học cay đắng về chuyện này.
Ông Thành cũng cho rằng, vấn đề không phải 6% hay bao nhiêu phần trăm, mà phải tính toán xem đối tượng nào có thể mua nhà và lãi suất thế nào cho phù hợp. Chẳng hạn với căn nhà từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, đối tượng nào có khả năng mua, từ đó căn cứ vào thu nhập trung bình của người mua sao cho số tiền họ phải trả hằng tháng không quá 30% thu nhập, 70% còn lại để cho chi phí gia đình.

4/24/13


Phân khúc căn hộ có giá 1 tỷ đồng được quan tâm, tuy nhiên nhiều người băn khoăn không biết nên chọn mua chỗ nào ở Hà Nội bởi số lượng căn hộ loại này lại đang hiếm và mua được nhà hoàn thiện có thể ở ngay càng khó.
Hàng không nhiều

Thị trường BĐS Hà Nội đang thiếu nguồn cung cho phân khúc bình dân, diện tích nhỏ, giá dưới 1 tỷ đồng/căn. Báo cáo của Savills Viêt Nam, loại căn hộ này trên thị trường rất ít, chỉ khoảng 1000 căn. Phân khúc bình dân đang là điểm sáng của thị trường khi nhà nước đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ cho người mua nhà ở thương mại có diện tích dưới 70m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.
Chung cư thương mại: căn hộ có giá quanh 1 tỷ đồng/căn tập trung nhiều ở khu vực quận Hà Đông, Hoài Đức và Hoàng Mai, những khu vực cách xa trung tâm thành phố. Bất lợi về vị trí, khi di chuyển vào trung tâm khá xa nên các dự án này chỉ phù hợp với đối tượng có nhu cầu quanh bán kính cách dự án khoảng 5km.
Loại căn hộ này có giá khoảng 15-18 triệu đồng/m2, thậm chí một số dự án bình dân mới đưa ra thị trường có mức thấp hơn khá nhiều khoảng 14 triệu đồng/m2. Với loại diện tích căn hộ nhỏ từ 40-70m2/căn, giá trị mỗi căn hộ ở một số khu vực tại Hà Đông như Xa La, Văn Phú, Dương Nội chỉ trên dưới 1 tỷ đồng/căn. Hay một số dự án khác tại Hoài Đức có giá 15 – 18 triệu. Một số dự án mới đây cũng được chào bán với mức giá khoảng 1 tỷ đồng như chung diện tích nhở ở Hà Đông, Linh Đàm.
Đối với đất thổ cư, một số khu vực giá đã về mức thấp với khả năng tài chính 1 tỷ đồng có thể mua được như Yên Nghĩa, Phú Lương (Hà Đông) dao động từ 17-25 triệu đồng/m2, An Khánh khoảng 17-20 triệu đồng/m2, Tây Mỗ Hoài Đức khoảng 30-35 triệu đồng/m2,… Người mua đất cũng phải tốn khoảng 500 – 800 triệu đồng để xây dựng nhà 3 tầng.
Cao hơn mức 1 tỷ đồng, những căn hộ có giá dưới 1,5 tỷ đồng cũng đang được chào bán rầm rộ như ở khu vực ngoài vành đai 3, cầu Diễn, Hà Đông thậm chí ngay trong nội thành Hà Nội ở Hoàng Mai, Cầu Giất có giá từ 15 – 22 triệu cho các căn hộ có diện tích từ 70 – hơn 100m2.
Bài toán tài chính
Gần đây, nhiều thông tin tốt cho thị trường BĐS cũng đã xuất hiện như lãi suất giảm về 7,5%, cho vay từ gói tín dụng 30.000 tỷ lãi suất 6%/năm đang được xem xét, giảm 30% thuế VAT cho loại nhà ở dưới 15 triệu đồng/m2. Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản đưa ra chiêu khuyến mãi hỗ trợ khách hàng vay tiền ngân hàng lên đến 70 - 75% giá trị căn hộ với lãi suất ưu đãi. Nhiều người dân đang rục rịch tính chuyện mua nhà.
Tại các ngân hàng thương mại, các chương trình cho vay mua nhà đang có nhiều ưu đãi, tuy nhiên khách hàng vay được đòi hỏi nhiều điều kiện kèm theo.
Mức vay thực tế phụ thuộc vào thu nhập khách hàng. Đồng thời, đòi hỏi người vay phải công tác liên tục trong cùng một lĩnh vực chuyên môn tối thiểu 12 tháng, hoặc có thời gian đăng ký và hoạt động kinh doanh liên tục hơn 1 năm, thực hiện trả lương qua tài khoản ít nhất 3 tháng... Hầu hết các ngân hàng trong nước đều đưa ra mức lãi suất ưu đãi chỉ áp dụng cho 6 tháng – 1 năm đầu.
Riêng đối với tín dụng cho vay mua nhà xã hội hiện nay phổ biến các ngân hàng áp dụng lãi suất 8%/năm. Đó là một lãi suất quá cao đối với các đối tượng có nhu cầu mua nhà xã hội để ở, những đối tượng nghèo.
Tuy nhiên, nếu có sẵn 1 tỷ, chấp nhận chọn căn nhà từ 1,2 – 1,5 tỷ đồng thì người mua sẽ có rất nhiều lựa chọn. Người mua có thể đặt vấn đề vay vốn các ngân hàng với mức 200 – 500 triệu tùy nhu cầu. Tuy nhiên, đa số các khu nhà này sớm nhất cung phải 3 – 6 tháng nữa mới vào ở được.
Tuy nhiên, để vay được tiền thì người mua phải tìm hiểu kỹ. Trước hết nên chọn các dự án mà chủ đầu tư có kết hợp với ngân hàng trong việc vay vốn mua nhà để có thể thế chấp chính căn nhà mua để vay vốn. Nhà phải được mua bán trực tiếp, qua sàn được công nhận mới đủ điều kiện xét vay vốn.
Bên cạnh đó, tùy số tiền vay mà để bạn có thể tính toán mức thời hạn trả, chuẩn bị các loại giấy tờ chứng minh thu nhập. Nếu vay số tiền 200 triệu mà có thu nhập gia đình 20 triệu, thời hạn vay trong 5 3 – 5 năm thì không có gì khó. Nhưng nếu vay trên 500 triệu mà thu nhập của bạn chỉ ở mức 15 triệu thì quả là một bài toán khó.
Các ngân hàng yêu cầu số tiền trả nợ không được quá 65% thu nhập của người vay, do đó, để được vay với mức trên, khách hàng phải chứng minh được thu nhập tối thiểu hằng tháng khoảng 20 triệu đồng.
Đơn cử, muốn vay khoảng 750 triệu đồng như đề nghị, với mức lãi suất là 1,08%/tháng (tương đương 13%/năm), mỗi tháng người vay phải trả hơn 8,1 triệu đồng tiền lãi và hơn 3,1 triệu đồng tiền gốc. Với khoản vay 500 triệu, thời hạn vay 5 năm, lãi suất cho vay 12%, mỗi tháng người vay phải trả cho ngân hàng 13 triệu đồng bao gồm 8 triệu tiền gốc và 5 triệu đồng tiền lãi.
Bên cạnh đó, TS Lê Thẩm Dương cho rằng, người vay mua căn hộ cần lường trước các rủi ro mà mình sẽ gặp phải, trong đó có biến động về LS mà phần lớn khả năng là sẽ tăng cao hơn trong suốt quá trình vay do nguy cơ lạm phát. Khách hàng cần lường định kỹ khả năng vay được vốn cũng như năng lực trả nợ của mình, tránh trường hợp đã đặt cọc mới biết không được vay hoặc vay không đủ; hay trường hợp dự án kéo dài, chưa được vào ở căn hộ nhưng vẫn phải vừa trả lãi ngân hàng, vừa góp tiền theo tiến độ.

3 phút sụt giảm chóng vánh đã quét sạch của S&P 500 136.5 tỷ USD

Chứng khoán Mỹ khép lại phiên giao dịch ngày thứ Hai đầy biến động với đà tăng mạnh. Ba chỉ số chính đồng loạt chìm nghỉm vào giữa ngày sau khi Twitter của AP đưa tin không có thật về hai vụ nổ tại Nhà Trắng.

Theo đó, thị trường lao dốc mạnh sau khi Twitter của AP đưa tin sai về việc Nhà Trắng vừa trở thành nạn nhân của một vụ nổ và Tổng thống Barack Obama đã bị thương. AP khẳng định tài khoản Twitter đã bị hacker tấn công và thông tin trên Twitter là không có thật. Ngay lập tức, tài khoản này đã bị khóa sau đó.
Số liệu của Thomson Reuters cho thấy S&P 500 sụt 14.6 điểm (tương ứng 0.93%) trong chỉ 3 phút sau khi xuất hiện thông tin trên. Với giá trị của S&P 500 ở vào khoảng 14.6 ngàn tỷ USD tại thời điểm xuất hiện thông tin ảo, đà sụt giảm chóng vánh đã quét sạch của chỉ số này 136.5 tỷ USD.
Diễn biến này gợi nhớ lại vụ sụp đổ chóng vánh (flash crash) ngày 06/05/2010 khi Dow Jones bốc hơi hơn 600 điểm và sau đó sụt giảm đến 1,000 điểm chỉ trong vài phút trước khi phục hồi trở lại.
Trước đó trong phiên, thị trường tăng mạnh nhờ lợi nhuận lạc quan của một loạt doanh nghiệp, bao gồm Travelers Cos Inc, Netflix Inc và Coach Inc. Sau giờ giao dịch, cổ phiếu Apple leo 4.9% lên 425.95 USD/cp sau khi nhà chế tạo iPad và iPhone công bố lợi nhuận quý 2 đồng thời hé lộ kế hoạch gia tăng gấp đôi mức chia cổ tức và chi thêm 50 tỷ USD cho chương trình mua cổ phiếu quỹ.
Theo số liệu Thomson Reuters, mùa lợi nhuận cho tới nay nhìn chung khá tích cực với hơn 68.9% doanh nghiệp S&P 500 công bố lợi nhuận vượt kỳ vọng. Kể từ năm 1994, bình quân 63% doanh nghiệp vượt ước tính và mức bình quân trong 4 quý vừa qua là 67%. Các nhà phân tích dự báo lợi nhuận sẽ tăng 2.3% trong quý 1, cao hơn so với mức kỳ vọng hồi đầu tháng là 1.5%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Dow Jones tăng vọt 152.29 điểm (tương ứng 1.05%) lên 14,719.46 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 16.28 điểm (tương ứng 1.04%) lên 1,578.78 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite nhận 35.78 điểm (tương ứng 1.11%) lên 3,269.33 điểm. Hiện S&P 500 đã tăng tổng cộng 2.3% sau 3 phiên giao dịch vừa qua.
Giao dịch sôi động với khoảng 6.39 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên ba sàn New York, American và Nasdaq; cao hơn mức trung bình hàng ngày năm nay là 6.38 tỷ cổ phiếu. Trên sàn New York, số cổ phiếu tăng vượt số cổ phiếu giảm với tỷ lệ hơn 4:1. Tỷ lệ này trên sàn Nasdaq là 3:1.


Ngân hàng Goldman Sachs cũng từ bỏ đặt cược giá vàng xuống.
Theo báo cáo của Goldman Sachs ngày hôm qua, dự báo chỉ số S&P GSCI bao gồm giá 24 mặt hàng thô trong 3 tháng và 12 tháng tới chỉ tăng 2,5%. Trong khi đó, báo cáo trước đó ngân hàng này đưa ra dự báo chỉ số này trong 3 tháng tăng 6% và trong 12 tháng tăng 3%. Goldman Sachs cũng rút lui khỏi đặt cược giá vàng xuống và đưa ra mức tăng tiềm năng 10% trong khi vẫn cho rằng giá vàng có thể giảm xuống sâu hơn.
Ông Samantha Darth, chuyên gia phân tích của Goldman Sachs tại New York cho biết trong báo cáo: "Lợi nhuận hàng hóa giảm mạnh trong tháng 4 khi các số liệu kinh tế vĩ mô yếu hơn được công bố về Mỹ, châu Âu, Trung Quốc làm tăng lo ngại xoay quanh tăng trưởng kinh tế thế giới:". Ông nói thêm:"Biến động tiêu cực trên thị trường sẽ tạo áp lực lên cả giá hàng hóa vốn thay đổi theo chu kỳ".
Goldman Sachs đã từng đưa ra khuyến nghị bán vàng ngày 10/4, ngay trước khi giá vàng lao dốc 13% trong 2 phiên 15 và 16/4. Trong báo cáo hôm qua, ngân hàng thông báo ngừng đặt cược giá vàng xuống. khi giá lên trên 1.400 USD/oz nhưng vẫn thấp hơn nhiều mục tiêu 1.450 USD/oz của Ngân hàng. Tuy nhiên, Goldman Sachs vẫn dự báo giá vàng 3 tháng tới giao dịch tại 1.530 USD/oz và 1.490 USD/oz trong 6 tháng tới; giá 12 tháng sẽ chỉ còn 1.390 USD/oz.
Giá dầu Brent trong ngắn hạn dự báo dao động quanh 100 USD/thùng, giá trung bình năm nay sẽ rơi vào khoảng 105 USD/thùng, trong khi báo cáo trước Ngân hàng dự báo giá 110 USD/thùng. Đồng thời, Goldman Sachs vẫn giữ đặt cược giá đồng xuống, giá đồng 12 tháng trên sàn LME dự báo giao dịch với giá 7.000 USD/tấn, từ mức 8.000 USD/tấn trước đó.
Giá cà phê Arabica cũng sẽ giao dịch tại 1,45 USD/pound trong năm nay, thấp hơn dự báo trước 1,75 USD/pound do nguồn cung của Brazil được kỳ vọng sẽ cải thiện.

Trung Quốc lên kế hoạch để xây dựng thế hệ mới của hãng máy bay lớn hơn
Trung Quốc hải quân sẽ xây dựng tàu sân bay mới lớn hơn đầu tiên, một tàu được xây dựng từ một thân từ thời Xô Viết và đưa năm ngoái, Tân Hoa Xã chính thức Thông tấn xã báo cáo, với lý do phó tham mưu trưởng của hải quân.
Tàu sân bay tương lai của Trung Quốc sẽ mang máy bay chiến đấu hơn so với Liêu Ninh, Chuẩn Đô đốc Sông Xue nói với quân sự nước ngoài gắn hôm qua tại Bắc Kinh, theo Tân Hoa Xã.
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, Liêu Ninh, được nhìn thấy trong cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Nguồn: Imaginechina
Những nhận xét ​​tín hiệu rằng Quân đội Giải phóng nhân dân sẽ đẩy mạnh các kế hoạch hiện đại hóa theo đó ngân sách quốc phòng tăng 10,7 phần trăm năm ngoái và 11 phần trăm trong năm 2011. Trung Quốc hiện có ngân sách quân sự lớn thứ hai thế giới sau Mỹ
"Điều này chỉ cho biết thêm công khai với những gì nhiều người tin là trường hợp: đó là Liêu Ninh là một huấn luyện hay 'khởi động' tàu sân bay và cuối cùng Trung Quốc sẽ xây dựng những người lớn hơn và có khả năng hơn," Taylor Fravel, một giáo sư tại Viện Công nghệ Massachusetts người tập trung về quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng, cho biết qua e-mail. "Nó cho thấy rằng quân đội Trung Quốc hiện nay là tự tin hơn nhiều so với trong quá khứ liên quan đến sự sẵn sàng của mình để nói về các chương trình quân sự trong tương lai."
Zhang Zheng, đội trưởng của Liêu Ninh, cho biết gắn các nước ngoài phi hành đoàn của hãng đã làm chủ hệ thống vũ khí của tàu, Tân Hoa Xã đưa tin. Song nói rằng các máy bay chiến đấu J-15 cần kiểm tra thử nghiệm hơn trước khi trở thành hoạt động trên các tàu sân bay, theo báo cáo.
Quân sự của Trung Quốc cũng đã triển khai hệ thống tên lửa có khả năng tiêu diệt tàu sân bay.Mỹ có hạm đội tàu sân bay lớn nhất thế giới.
Tên lửa chống tàu như vậy đã được đặt trên bờ biển phía nam của Trung Quốc phải đối mặt với Đài Loan , quân đội Mỹ Trung tướng Michael Flynn, giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng, cho biết trong một tuyên bố 18 tháng Tư tới Ủy ban Quân vụ Thượng viện

AUD/USD Spot
Các cặp AUD / USD hiện đang giao dịch giảm 15 pips tại 1,0243. Cặp trước đây được giao dịch cao như 1,0275 trước đó trong phiên giao dịch trước khi phát hành chỉ số CPI mà gửi các cặp thấp 1,0236. Theo các nhà phân tích tại FXStreet.com , "Bộ phim chỉ số giá tiêu dùng Úc đến ở phần cuối thấp hơn kỳ vọng, với lạm phát giá cả quý đầu tiên đứng ở 0,4% so với quý trước 0,7% so với dự kiến. Trên cơ sở hàng năm, 2,5% so với 2,8% YY dự kiến là đọc. "Lõi" còn được gọi là RBA cắt có nghĩa là CPI (so với quý trước) đến ở 0,4% so với 0,5%, trong khi trên cơ sở năm này sang năm, 2,3% là in mong đợi so với 2,4% của " The FXStreet. com Trend Index vẫn tăng nhẹ trên khung thời gian 1 giờ, trong khi chỉ số OB / hệ điều hành là trung lập. Hỗ trợ đầu tiên đến trong lúc 1,0220 (thấp ngày hôm trước), theo sau là 1,0170 (pivot hỗ trợ quan trọng trên bảng xếp hạng hàng tuần). Ngưỡng cản ban đầu có thể được tìm thấy tại 1,0255 (hỗ trợ trước đó trên biểu đồ 1 giờ), theo sau là 1,0280 (hỗ trợ trước đó trên biểu đồ hàng ngày).

Điểm chung của những tin đồn như đổi tiền, phát hành tờ 1 triệu đồng là đều xuất hiện từ các nguồn không chính thức. Cớ gì những tin vô căn cứ như vậy lại có "đất sống"?

 Thất thiệt và không có cơ sở, song những tin đồn liên quan đến tiền trong thời gian vừa qua vẫn có "đất sống" một phần nhiều là do tâm lý yếu, ít tin tưởng vào đồng Việt Nam của một bộ phận người dân.

Những tin đồn liên quan đến tiền xuất hiện trong vài năm gần đây phần lớn đều dựa trên một vấn đề có thật xảy ra trước đó. Gần đây nhất, tin đồn Ngân hàng Nhà nước sẽ đổi tiền râm ran trên thị trường khi Ban soạn thảo Hiến pháp đưa ra ý kiến đổi tên nước thành Việt Nam dân chủ cộng hòa. Còn trước đó, cuối năm 2011, khi lạm phát bắt đầu leo thang, Ngân hàng Nhà nước chính thức phá giá đồng Việt Nam 9,3% bằng cách nâng tỷ giá liên ngân hàng từ 18.932 đồng/USD lên mức 20.693 đồng, trên thị trường cũng lan truyền thông tin sẽ đổi tiền và phát hành tờ 1 triệu đồng.
Điểm chung của nhiều tin đồn là đều có xuất phát điểm từ những nguồn không chính thức. Tin đồn sẽ đổi tiền khi đổi tên nước ban đầu được một số trang mạng đưa tin, ngay sau đó, lan truyền nhanh tới mức trên thị trường, tỷ giá đôla Mỹ bất ngờ nhảy vọt, bất chấp ngày cuối tuần và đang ở kỳ nghỉ lễ giỗ tổ 10/3. Tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do ở Hà Nội có lúc đã lên tới 21.500 đồng - mức cao đột biến trong nhiều tháng trở lại đây. Còn trước đó, thông tin sẽ đổi tiền cộng với việc phát hành tờ 1 triệu đồng xuất hiện năm 2011 cũng do một số trang mạng đăng tải, sau đó lan truyền rộng rãi, “đến tai” giới truyền thông và cơ quan hữu quan.
Trước những sự việc đó, Ngân hàng Nhà nước đã lên tiếng bác bỏ. Với thông tinđổi tiền khi đổi tên nước, sau bài phỏng vấn với một quan chức thuộc Vụ quản lýNgân hàng Nhà nước xuất hiện, đến chiều 22/4, văn bản công khai với nội dung đó là tin đồn thất thiệt và khuyên người dân nên bình tĩnh được đưa ra. Còn trước đó, với tin đồn phá giá Việt Nam đồng sẽ dẫn tới đổi tiền, phát hành tờ 1 triệu đồng,Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định, đó hoàn toàn là thông tin bịa đặt, không có cơ sở.
Bình luận về các tin đồn liên quan đến tiền tại Việt Nam diễn ra trong thời gian qua, một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cho rằng, cần phải hiểu những tin đồn đó hoàn toàn không có cơ sở. Vị này đánh giá cao sự phản ứng nhanh củaNgân hàng Nhà nước trước mỗi tin đồn, đặc biệt là tin sẽ đổi tiền diễn ra trong những ngày vừa qua. “Tâm lý người Việt mình khá yếu, nếu không nói là thường xuyên nghe và hành động kiểu ‘té nước theo mưa’, do đó, nhiều khi bị lợi dụng chỉ vì những tin tức vô căn cứ, vô hình trung làm lợi cho những đối tượng tung tin đồn”. Ông này cũng cho biết, một số tin đồn xuất hiện từ cơ sở các sự việc thực tế, nhưng chiếu ra hoàn cảnh kinh tế, xã hội tại thời điểm đó đều không thể là sự thật, nên hoàn toàn không tin được.
Vị chuyên gia cũng nói thêm, tại Việt Nam, trong thời gian qua, đồng Việt Nam có giá hơn, song sức hấp dẫn của nhiều kênh đầu tư khác như vàng, USD cũng không nhỏ. Do đó, để tạo biến động, giới đầu cơ khôn ngoan có thể tung ra một số tin đồn thất thiệt để tạo lợi ích cho mình, đánh vào tâm lý yếu đuối của một bộ phận người dân để “thổi” cái mà họ định “thổi”. “Tin đồn luôn gắn với con người, và nếu suy nghĩ logic một chút với những thông tin kiểu đổi tiền khi đổi tên nước, phát hành tờ 1 triệu đồng khi lạm phát tăng… chẳng ai không ‘có vấn đề’ lại đi tin để rồi làm lợi cho một nhóm người nào đó”, ông kết luận.
Còn theo ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính đã từng có thời gian làm ngân hàng ở Mỹ, trong nền kinh tế có độ mở ít, thông tin không thông thoáng và đầy đủ, cơ quan chức năng không đưa nhiều tin tức thì việc xuất hiện tin đồn là hiện tượng tất yếu. Khi hiểu được đó là những tin đồn vô căn cứ, không có thật, người dân và nhà đầu tư cần phải bình tĩnh để không bị “lợi dụng” bởi những kẻ tung ra các tin đồn này. “Ngay với tin đồn Ngân hàng Nhà nước đổi tiền xuất hiện trong những ngày vừa qua và bị bác bỏ, nghe cũng biết đó chỉ là sự đồn thổi vô căn cứ vì chẳng có lý do gì để đổi tiền ở thời điểm này khi mà tất cả các mệnh giá được sử dụng khá hữu hiệu, giá trị đồng Việt Nam đang ổn định”, chuyên gia nói trên nhận định.
Từng có kinh nghiệm làm việc tại Mỹ, ông Hiếu bày tỏ, thị trường tài chính nước này cũng có những tin đồn, chủ yếu liên quan đến một số kế hoạch, động thái lên xuống của lãi suất. Ở những nền kinh tế có độ mở cao hơn, tin đồn chủ yếu xuất hiện với mục đích “làm giá” cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, nhưng cũng dễ kiếm chứng hơn do hệ thống thông tin mở không giới hạn. Do đó, việc các cơ quan lên tiếng để dập tắt tin đồn sau khi xuất hiện, theo chuyên gia này, là điều cần thiết trước khi nó gây nên hậu quả xấu.

Các loại tiền tệ duy nhất được uốn khúc quanh ngưỡng tâm lý tại 1.3000 khi thị trường đang hướng tới phần cuối cùng của phiên giao dịch. Tình cảm xung quanh đồng euro vẫn còn chán nản sau khi các dữ liệu đáng lo ngại từ sản xuất PMI bản in hiện nay, thúc đẩy những tin đồn liên quan đến một cắt giảm lãi suất của ECB. Trong ánh sáng của sổ ghi ngày thứ Tư, chỉ số IFO của Đức sẽ được trong ánh đèn sân khấu sáng sớm sau đó doanh số bán lẻ Ý và một đấu giá trái phiếu 10 năm. Trên khắp các ao, các dữ liệu có liên quan nhất sẽ là việc phát hành của đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền của Mỹ. EUR / USD hiện đang mất đi 0.50% tại 1.3000 với sự hỗ trợ tiếp theo tại 1,2972 (MA21d) trước 1,2963 (thấp Apr.8) trên đường đến 1,2936 (MA200d). Về mặt tích cực, một đột phá của 1.3085 (cao Apr.23) sẽ phơi bày 1.3130 (cao Apr.19) và cuối cùng là 1.3202 (cao Apr.16).

4/22/13


Tám ngân hàng bị qua mặt, cõng nợ trăm tỷ

Công an tỉnh Phú Thọ vừa phanh phui 45 khách hàng vay vốn tại tám ngân hàng tự ý bán tài sản bảo đảm (TSBĐ), không trả nợ ngân hàng trên 123,742 tỉ đồng.

Nhiều khách hàng đã “cao bay xa chạy” bỏ lại món nợ khổng lồ. Không ít màn kịch hô biến “vịt” hóa “thiên nga” được thực hiện ngoạn mục, hoàn hảo có sự tiếp tay từ cán bộ ngân hàng biến chất.
Nâng cấp "vịt” thành “thiên nga”
Dưới danh nghĩa hai hộ kinh doanh cá thể, vợ chồng Nguyễn Văn Hữu (SN 1966) và Lê Thị Doanh (SN 1971, ngụ khu 8 xã Phú Mỹ, H.Phù Ninh, Phú Thọ) là khách hàng quen thuộc của phòng giao dịch Trạm Thản - Chi nhánh ngân hàng NN&PTNT Phù Ninh. Bằng thủ đoạn sửa chữa chứng từ mua bán tài sản, nâng cao giá trị tài sản thế chấp cầm cố, sau đó ký hợp đồng vay vốn ngân hàng được nhiều tiền hơn giá trị tài sản thế chấp, đem trả nợ và tiêu xài, mất khả năng thanh toán.
Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh vận tải đường sông tuyến Phú Thọ - Hà Nội - Hải Phòng, từ năm 2002, Hữu mua thuyền máy BKS PT 0600 và PT 1310 giá 160 triệu đồng rồi cùng Doanh đến phòng giao dịch Trạm Thản làm thủ tục xin vay 340 triệu đồng. Doanh bàn với Hữu khai nâng khống giá trị thuyền máy PT 0600 từ 85 triệu đồng lên 160 triệu đồng, thuyền máy PT 1310 từ 160 triệu đồng lên 240 triệu đồng; và thế chấp một mảnh đất trị giá 138 triệu đồng (cao hơn thực tế).
Tin tưởng vợ chồng Hữu, ông Đỗ Mạnh Hùng, Giám đốc cùng ông Đỗ Mạnh Hùng, Tổ trưởng tín dụng và ông Đào Văn Tiến, cán bộ tín dụng phòng giao dịch Trạm Thản không khảo sát giá thị trường, không xác minh rõ nguồn gốc mà lập biên bản xác định giá trị hai thuyền máy là 400 triệu đồng. Khi vợ chồng Hữu ký hợp đồng tín dụng số 074820269/HĐTD vay tiền, ông Tiến phát hiện còn thiếu giấy mua bán chuyển nhượng của chiếc thuyền máy PT 0600, đề xuất giám đốc là hồ sơ chưa đủ điều kiện vay vốn, nhưng ông Hùng vẫn chỉ đạo cho ký hợp đồng, hoàn thiện hồ sơ sau.
Vay được 340 triệu đồng thời hạn 50 tháng với lãi suất 1,15%/tháng, Hữu - Doanh tự ý bán hai thuyền máy PT 0600 và PT 1310 được 125 triệu đồng, nhưng chỉ trả nợ gốc 40 triệu đồng rồi... bùng, nhằm trốn tránh trách nhiệm thanh toán.
Cũng thủ đoạn tương tự, Doanh vay lãi ngoài mua tàu cuốc BKS VP 0625 giá 530 triệu đồng, sửa chữa giấy chuyển nhượng lên 700 triệu đồng và thế chấp GCNQSDĐ hộ bà Nguyễn Thị Mót, nâng tổng cộng giá trị tài sản bảo đảm là 974 triệu đồng để vay được 590 triệu đồng, lãi suất 1,15%/tháng, thời hạn vay 54 tháng. Rất lạ là tổ thẩm định không xác minh rõ nguồn gốc giá mua tàu và không tham khảo giá thị trường vẫn lập biên bản xác định giá trị tàu cuốc trị giá 700 triệu đồng và giấy chuyển nhượng chỉ là bản photocopy đã bị sửa chữa. Sau đó, vợ chồng Hữu bán tàu cuốc này được 230 triệu đồng, nhưng chỉ trả nợ lãi cho Phòng giao dịch Trạm Thản 6,703 triệu đồng.
Qua nắm tình hình, Phòng CSĐT về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ công an Phú Thọ phát hiện 45 khách hàng vay vốn tại tám ngân hàng dùng "chiêu" tương tự như vợ chồng Hữu - Doanh, đó là tự ý bán tài TSBĐ, không trả nợ ngân hàng hơn 123,742 tỉ đồng (trong đó nợ gốc hơn 72 tỉ đồng, nợ lãi hơn 51 tỉ đồng). Tổng giá trị TSBĐ đã bị bán (theo định giá) là hơn 85,5 tỉ đồng bao gồm 30 xe ô tô các loại; 50 máy xây dựng và máy thi công các loại (máy xúc, máy ủi, máy lu, máy khoan thủy lực, máy nghiền hàm, cẩu chân chạy đường ray, cần trục bánh xích…); 16 tàu thuyền các loại (tàu cuốc, tàu cứu hộ, thuyền máy, xà lan…); tám sổ đỏ; trang trại chăn nuôi; nhà xưởng…
Trong số khách hàng nói trên, nhiều người “cao bay xa chạy”, điển hình như Đặng Thị Thanh, Giám đốc công ty TNHH Thiên Thanh (Vân Cơ, TP Việt Trì, Phú Thọ) vay vốn tại Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Phú Thọ - Chi nhánh Gia Cẩm và Ngân hàng TMCP Công thương - Chi nhánh Phú Thọ, đã tự ý bán tài sản thế chấp là dây chuyền máy móc thiết bị. Tổng dư nợ của công ty Thiên Thanh là hơn 14,6 tỉ đồng, nhưng hiện tại vị giám đốc đã nhanh chân bỏ trốn. Vũ Trung Chính, Giám đốc công ty TNHH Thương mại Bảo Long (P.Tiên Cát, TP Việt Trì, Phú Thọ) sau khi bán TSBĐ vay vốn tại hai ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân gồm 8 xe ô tô, 2 ô tô đầu kéo, 3 ô tô rơ-mooc, 10 máy xúc và máy ủi đã lặn không sủi tăm, bỏ lại món nợ hơn 15,33 tỉ đồng. Cao thủ hơn, Chính còn vay được của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Việt Trì hơn 4,593 tỉ đồng mà TSBĐ chỉ là hai hóa đơn khống có giá trị ghi trên hóa đơn lên tới 5,872 tỉ đồng.
Lỗ hổng từ ngân hàng
Thời điểm kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp, cá nhân vỡ nợ, phá sản nên “cháy nhà ra mặt chuột”, thủ đoạn hô biến hồ sơ rởm thành thật, nâng đời giá trị tài sản thế chấp để cho vay tiền trót lọt đã bị vạch trần. Thông thường các NH chỉ cho vay 50%- 70% giá trị TSBĐ, trong khi tâm lý khách hàng khát vốn, muốn vay nhiều nên nghĩ cách “thổi” giá, “bôi trơn” cho cán bộ ngân hàng để vay được nhanh chóng, thuận lợi. Không chỉ do non kém nghiệp vụ thẩm định định giá, không ít cán bộ NH cố ý làm trái, tiếp tay “lách luật” làm ẩu, làm bừa. Áp lực cạnh tranh tăng dư nợ, một số NH đua nhau cho vay mà chẳng thèm quan tâm khách hàng kinh doanh cái gì, có khả thi không?
Tài sản đã đem cầm cố, thế chấp ngân hàng, tuyệt đối không được chuyển nhượng. Biện pháp cuối cùng khi khách hàng mất khả năng thanh toán, ngân hàng đem bán đấu giá để thu hồi nợ và lãi vay của khách hàng. Tuy nhiên, thực tế, nhiều ngân hàng ở Phú Thọ nói riêng và toàn quốc nói chung đã phải ngậm quả đắng mất trắng TSBĐ khi khách hàng mất khả năng thanh toán, tự ý đem bán hoặc gán nợ tài sản thế chấp hoặc lâm vào tình thế “khóc dở mếu dở” do khó bán tài sản thế chấp, dù có bán được cũng thấp hơn rất nhiều giá trị đã định giá. Số khách hàng chây ì trả nợ rồi bỏ trốn càng tăng, cơn lũ nợ xấu càng dâng cao.
Theo Thượng tá Nguyễn Khắc Hoạt - Trưởng phòng PC46 công an Phú Thọ, công tác nắm tình hình khó khăn do một số ngân hàng trên địa bàn né tránh, không cung cấp tài liệu, lấy lý do khi nào cơ quan điều tra khởi tố vụ án mới cung cấp vì đã có quy định của ngân hàng nhà nước. Một khoảng trống nữa là thanh tra ngân hàng hoạt động không hiệu quả, chưa phát hiện kịp thời. Ngoài ra, không loại trừ khả năng có sự thông đồng giữa người vay và cán bộ ngân hàng để lấy bản chính giấy tờ tài sản thế chấp hoặc đối tượng vay làm giả giấy tờ để bán tài sản.
Do đó, cần xử lý nghiêm các đối tượng tự ý bán tài sản thế chấp, không thanh toán trả ngân hàng; xem xét trách nhiệm các ngân hàng trong quản lý, kiểm tra, kiểm soát, thẩm định, cho vay đồng thời siết chặt thủ tục cho vay để bịt kẽ hở, giảm thiểu nợ xấu.
Theo Chúc Khanh
Công an Thành phố

Hà Nội: Tín dụng đến tháng 4 vẫn âm 3%

So với tháng 3, tín dụng tháng 4 tăng trưởng 1,8%.

Cục Thống kê Hà Nội cho biết, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn dự kiến tháng 4 là 913.822 tỷ đồng, tăng 1,6% so tháng trước và tăng 1,9% so tháng 12/2012.
Trong đó, tiền gửi tăng 1,7% và 3,7% (tiền gửi tiết kiệm tăng 1,3% và 7,5%; tiền gửi thanh toán tăng 1,9% và 1%), phát hành giấy tờ có giá tăng 0% và giảm 29,6%.
Tổng dư nợ cho vay dự kiến tháng 4 là 633.424 tỷ đồng, tăng 1,8% so tháng trước và bằng 97% so tháng 12/2012, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 1,8% và bằng 95%, dư nợ trung và dài hạn tăng 1,8% và 0,2%.
Về hoạt động của thị trường trái phiếu, tính từ đầu năm đến ngày 15/4, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đã tổ chức 66 phiên đấu thầu với khối lượng đăng ký tham gia đấu thầu đạt 186.141 tỷ đồng bằng 1,82 lần khối lượng gọi thầu.
Khối lượng trúng thầu đạt 70.829 tỷ đồng bằng 69,4% khối lượng gọi thầu.
Khánh Linh
Theo TTVN

Kết thúc năm 2012, tổng vốn chủ sở hữu của HAGL mới chỉ dừng ở mức 9.765 tỷ VND, trong khi số nợ vay thì lên đến 16.131 tỷ. Điều này có nghĩa là số tiền vay nợ cao hơn vốn chủ sở hữu đến 6.456 tỷ VND.

Tháng 3/2013 ghi nhận một quyết tâm mới của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL)... Đó là việc hội đồng quản trị của công ty này quyết định tăng vốn sở hữu thêm 2.650 tỷ đồng thông qua phương án phát hành cổ phiếu để chuyển đổi trái phiếu và phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu nhằm nâng tổng vốn chủ sở hữu của HAGL lên 12.415 tỷ VND.

Chênh vênh “cõng” nợ

Phương án này được giới quan sát đánh giá là rất quan trọng đối với HAGL vào thời điểm này vì nó có thể giúp giảm tổng nợ vay của HAGL tính đến hết 31/12/2012 từ 16.131 tỷ VND xuống còn 14.556 tỷ VND

Cho đến thời điểm kết thúc năm 2012, tổng vốn chủ sở hữu của HAGL mới chỉ dừng ở mức 9.765 tỷ VND, trong khi số nợ vay thì lên đến 16.131 tỷ. Điều này có nghĩa là số tiền vay nợ cao hơn vốn chủ sở hữu đến 6.456 tỷ VND. Hoàng Anh Gia Lai đang đứng trước con đường chênh vênh trong kinh doanh.

Một bên là chiến lược gia tăng đầu tư mạnh ra nước ngoài và phát triển những ngành kinh doanh ngoài địa ốc vốn là sở trường của công ty này. Bên kia là tìm cách cân đối dòng tiền trong khi thị trường địa ốc đang đóng băng, lợi nhuận giảm mạnh và sức mua yếu ớt, niềm tin của các nhà đầu tư chứng khoán sụt giảm nghiêm trọng.
 


Kỳ vọng đầu tư ra nước ngoài

Trong thời gian gần đây, chiến lược đầu tư của HAGL đi vào giai đoạn tăng tốc. Một mũi nhọn của chiến lược này là tấn công sang các thị trường nước ngoài - trọng điểm là Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanmar.

Theo đó, kể từ năm 2007 - thời điểm bắt đầu đầu tư tại Lào, đến nay HAGL đã đổ hơn 900 triệu USD tiền đầu tư vào các dự án cao su, khoáng sản, thủy điện và mía đường tại nước này. Khoảng 100 triệu USD khác đã được rót sang thị trường Campuchia với các dự án khai khoáng và trồng cao su. Thị trường Thái Lan ghi nhận khoản đầu tư hơn 20 triệu USD của HAGL vào dự án khu căn hộ HAGL tại Bangkok.

Mới đây, 300 triệu USD đã được công ty này đổ vào thị trường địa ốc Myanmar với dự án Hoàng anh Gia Lai Myanmar Centre bao gồm: khách sạn quốc tế 5 sao với hơn 400 phòng, trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng và căn hộ dịch vụ cho thuê. Trong đó, hạng mục khách sạn và căn hộ dịch vụ tọa lạc ngay khu trung tâm yangon sẽ đáp ứng nhu cầu của du khách quốc tế, bao gồm cả khách du lịch và những người kinh doanh, đang ngày càng tăng cao tại đây.

Những dự án kể trên đang trong quá trình xây dựng và phát triển, do đó được HAGL đặt khá nhiều kỳ vọng. Ví như tại Lào, HAGL dự tính sẽ hoàn thành các dự án để đưa vào sử dụng vào năm 2014. Khi đó, chỉ tính riêng kim ngạch xuất khẩu của công ty này tại 2 tỉnh Attapeu và Xe Kông ước vào khoảng 400 triệu USD/năm. dự án khu phức hợp tại Yangon (Myanmar) được kỳ vọng là có thể “hái ra tiền tỷ USD”.

Hiện nay thị trường khách sạn và văn phòng cho thuê ở thị trường Myanmar đang nóng. Với dự án 7,3 ha ở vị trí đất vàng, được thuê trong 70 năm với giá trị 54 triệu USD (tương đương 740 USD/m2), theo tính toán của HAGL thì nếu hiện nay sang nhượng lại ngay, giá đất cũng đã lên đến 10.000 USD/m2, lãi hơn 10 lần. Còn các dự án tại Campuchia, đặc biệt là 2 mỏ quặng sắt, được cho là sẽ đem lại lợi nhuận từ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Cần nói thêm là các dự án này cũng không phải mới được đầu tư mà một số dự án đã được thực hiện ngay từ những năm 2007 - 2008. Đây cũng là một phần của chiến lược chuyển dịch mô hình lợi nhuận của HAGL sau nhiều năm tập trung chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản (vốn luôn chiếm từ 50-60% tổng doanh thu) sang tìm kiếm doanh số và lợi nhuận từ danh mục kinh doanh đa ngành khác. Hệ quả của chiến lược này là những nan giải về tiền bạc!

Tất nhiên, HAGL hoàn toàn có cơ sở trong tính toán của mình về lợi nhuận đến từ mía đường hay cao su - những khoản thu từ các dự án đầu tư tại Lào. Nhưng cũng phải nói rằng, không phải tất cả những ngành kinh doanh mà công ty này đầu tư đều là những ngành dễ dàng hái ra tiền.

Địa ốc đã làm cho HAGL thu lợi nhuận khủng những năm qua, nay phải thu hẹp lại vì thị trường trong nước đóng băng. Quặng sắt cũng gặp khó khăn trong tiêu thụ do nhu cầu sụt giảm.

Còn cao su và mía đường đang được coi là “nồi cơm” mới của HAGL đều là những sản phẩm mà giá cả có sự trồi sụt theo thị trường với biên độ khá mạnh, trong khi phải đầu tư lâu dài. Cao su muốn khai thác được phải mất đến 6 năm đầu tư.

Còn với mía đường, bài toán cung cầu trên thị trường Việt Nam chưa có lời giải chắc chắn. Trong bối cảnh các doanh nghiệp mía đường trong nước đang đối mặt với lượng đường tồn kho lớn và thua lỗ nặng nề, thật không dễ để HAGL làm mía đường ở Lào và đem về bán ở Việt Nam thu lợi nhuận.

Thế "cưỡi lưng cọp"

HAGL hiện đang ở trong thế “cưỡi cọp”. Rõ ràng công ty này vẫn phải nỗ lực trong cân đối dòng tiền cho đến khi đạt được thế ổn định. Phân tích cùa Công ty chứng khoán ACBS vào tháng 8/2012 cho thấy, trong giai đoạn từ 2012 đến 2013, các hoạt động kinh doanh của HAGL vẫn yêu cầu dòng vốn giải ngân lớn. Một tính toán từ bản phân tích này cho thấy, HAGL cần trung bình 8.600 tỷ đồng/năm (bao gồm cả vốn hóa chi phí lãi vay).

Ngoài ra, với quy mô nợ vay hiện tại hơn 16.000 tỷ đồng, HAGL còn phải đối mặt với áp lực trả chi phí lãi vay và nợ gốc đáo hạn khá lớn. Trong khi đó, nếu khả năng huy động vốn cổ phần trong ngắn hạn chưa khả thi hoặc với quy mô hạn chế, HaGL có lẽ cần tiếp tục vay nợ mới, song song với việc xúc tiến thoái vốn tại các dự án bất động sản.

Vẫn theo phân tích nêu trên, trong thời gian này, hệ số nợ/vốn chủ sở hữu của HAGL có khả năng duy trì ở mức 150%. Dư nợ vay sẽ chỉ bắt đầu giảm từ năm 2015, khi mà lợi nhuận hoạt động tăng mạnh từ cả bất động sản và các lĩnh vực mới.

Nhớ lại hồi tháng 5/2012, dòng tiền đã là vấn đề nổi cộm với HAGL và công ty này cũng đã phải có những nỗ lực mạnh nhằm trấn an các nhà đầu tư, cổ đông và khách hàng về khả năng tồn tại của mình. Gần một năm trôi qua, hy vọng về doanh số và lợi nhuận từ các mảng kinh doanh có thể có doanh thu từ năm 2013 và các năm sau đó đã đến gần hơn.

Nhưng rõ ràng là với các nhà quản trị tại HAGL, thế “cưỡi cọp” chênh vênh giữa việc gia tăng đầu tư và cân đối dòng tiền vẫn đang tồn tại.

Chỉ cần một sơ sảy không đáng có vì những biến đổi của thương trường trong bối cảnh chỉ số niềm tin đang chạm đáy cũng có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường cho cả một cỗ máy đầu tư đa ngành đang lao rầm rập và ngốn rất nhiều chi phí như HAGL hiện nay.
(Theo Vneconomy) 

Thị trường BĐS khó khăn, đối tượng khách hàng hẹp, lại ngày càng kỹ tính, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp BĐS nghỉ dưỡng buộc phải tính toán kỹ lưỡng để đưa ra các sản phẩm phù hợp.
>>   Nhân lúc giá rẻ, đại gia BĐS tranh thủ mua biệt thự triệu đô/Việt Nam vẫn thiếu khách sạn 3 - 5 sao?

Không nằm ngoài sự khó khăn chung của thị trường bất động sản, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Nguồn cung lớn, trong khi tiêu chuẩn lựa chọn của khách hàng ngày càng khắt khe, cùng với chính sách “thắt lưng buộc bụng” trong bối cảnh kinh tế khó khăn càng làm cho phân khúc này trở nên trầm lắng.

Theo ghi nhận của Đầu tư Bất động sản, trong khoảng thời gian 1 năm trở lại đây, hầu hết các dự án nghỉ dưỡng tại Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu gặp nhiều khó khăn trong việc bán hàng. Thậm chí, có nhiều dự án, doanh nghiệp đã bỏ ra nhiều tiền để làm công tác marketing, quảng cáo, nhưng vẫn không bán được hàng, mà nguyên nhân chính là do tình hình kinh tế khó khăn.
 
Dù đánh giá còn nhiều khó khăn, song giới chuyên môn vẫn đánh giá cao tiềm năng của bất động sản du lịch Việt Nam - Ảnh: Lê Toàn


Theo khảo sát của Công ty Savills Việt Nam, tính từ năm 2012 đến nay, nguồn cung mới vào thị trường, cũng như số lượng giao dịch thành công trong phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng rất hạn chế. Tại một thị trường ở khu vực miền Trung, số lượng giao dịch bình quân các quý trong năm 2012 chỉ bằng 30% so với năm trước.

“Cũng giống các mảng thị trường bất động sản khác, suy thoái kinh tế là một trong những thách thức cho việc phát triển và khai thác loại hình bất động sản nghỉ dưỡng. Đi kèm với nó là đối tượng khách hàng của phân khúc này hẹp, trong khi nguồn cung hiện khá lớn, nên người mua sẽ lựa chọn kỹ càng hơn trước khi quyết định. Điều này đặt áp lực cho chủ đầu tư phải tính toán kỹ lưỡng để đưa ra các dòng sản phẩm mới phù hợp với điều kiện kinh tế hiện tại, đồng thời, có sự cải tiến trên những dòng sản phẩm đã đi vào hoạt động để có thể hấp dẫn người mua”, bà Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu Công ty Savills nhận định.

Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên môn, Việt Nam có rất nhiều lợi thế trong việc phát triển thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng. Một trong những lợi thế được đánh giá lớn nhất là Việt Nam có sự phong phú về các điểm du lịch, lượng khách du lịch luôn ổn định và tăng trưởng đều ở các năm.

Ông Kenneth Atkinson, Giám đốc điều hành Grant Thoornton cho rằng, lượng khách quốc tế đến Việt Nam là khá lớn, nhưng tiềm năng lớn hơn vẫn là khách nội địa. Về lâu dài, thị trường bất động sản Việt Nam nói chung và bất động sản nghỉ dưỡng nói riêng sẽ còn nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam cần phải gỡ nút thắt chính sách, như chính sách ưu đãi cho du khách nước ngoài (miễn thị thực nhập cảnh) và cho các nhà đầu tư nước ngoài; cho người nước ngoài được sở hữu tài sản ở Việt Nam; đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ hơn…

Tương tự, theo ông Nguyễn Đình Trung, Chủ tịch Hưng Thịnh Corp, doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong việc phân phối các dự án bất động sản nghỉ dưỡng, rào cản lớn trong câu chuyện phát triển thị trường bất động sản du lịch Việt Nam là chính sách. Phần lớn các dự án du lịch hiện nay là thuê đất 50 năm, vì vậy, khi bán cho khách hàng cũng chỉ 50 năm, nên nhiều người còn e ngại. Thêm nữa, nghịch lý hiện nay là nhiều dự án mặc dù được Nhà nước cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, nhưng chính sách cho người nước ngoài mua sản phẩm từ các dự án này bị bó hẹp.

Còn theo ông Rudolf Hever, Giám đốc Điều hành Alternaty, tiềm năng bất động sản du lịch Việt Nam vẫn khá lớn, các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư châu Á vẫn luôn quan tâm đến Việt Nam, song họ vẫn đang chờ đợi cơ hội và sự thay đổi ở chính sách đầu tư thông thoáng hơn.

“Điều khiến các nhà đầu tư quốc tế còn e ngại đầu tư vào lĩnh vực này ở Việt Nam là rào cản về pháp lý. Vì vậy, điều mà Việt Nam cần làm là phải đơn giản các thủ tục, chứng minh cho các nhà đầu tư nước ngoài thấy được cơ hội khi đầu tư vào bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tại Việt Nam”, ông Rudolf Hever nói và cho rằng, trong bối cảnh khó khăn chung hiện nay, không dễ để bán những căn biệt thự cả triệu USD. Vì vậy, bản thân các nhà đầu tư cũng cần phải có những thay đổi nhất định để thu hút được khách hàng, như bán quyền sở hữu và chia sẻ kỳ nghỉ…

 
(Theo ĐTCK) 
Tin vàng
Tin ngoại hối
Tin chứng khoán
Tin bất động sản
Kiến thức