Mỹ có thể đang ở giai đoạn đầu tái sinh ngành công nghiệp và trở thành “thị trường mới nổi” tiếp theo
Đây là đánh giá của Antoine van Agtmael, chuyên gia phân tích thị trường mới nổi kể từ năm 1971. Năm 2012, nhà đầu tư rút khoảng 22 tỷ USD khỏi các quỹ đầu tư chứng khoán Mỹ, trong khi đổ 339 tỷ USD vào các quỹ đầu tư trái phiếu. Nếu đánh giá của Agtmael là đúng thì xu hướng rút tiền trên chỉ là ban đầu.
Ông Agtmael cho biết, khi ông tới Trung Quốc, một số giám đốc điều hành sản xuất ở đây phàn nàn rằng họ đang vấp phải sự canh tranh từ Mỹ. Đó là điều mà ông Agtmael chưa từng nghe ở châu Á suốt 40 năm qua.
Ông Agtmael chỉ ra, chi phí lao động ở Trung quốc tăng xếp xỉ 15% trong khi tại Mỹ tăng rất chậm. Ngoài ra, Mỹ còn có lợi thế chi phí nhiên liệu, năng lượng rẻ. Mỹ cũng đi trước Trung Quốc về cơ sở hạ tầng sản xuất điện thoại, cũng như công nghệ in 3 chiều và sử dụng robot trong các nhà máy.
Ít nhất 200 doanh nghiệp đã chuyển hoạt động từ Trung Quốc về Mỹ, ông Agtmael ước tính. “Cách đây 1 thập kỷ, khoảng 90% doanh nghiệp cho rằng họ sẽ xây nhà máy tiếp theo ở Trung Quốc. Nhưng ngày khoảng 30% hay thậm chí 50% doanh nghiệp cho biết họ muốn xây nhà máy ở Mỹ”.
Những lợi thế mới nổi lên này cũng chưa cho thấy những lợi ích đối với các công ty của Mỹ. “Sản xuất của Mỹ ngày càng trở nên cạnh tranh hơn người ta nghĩ, trong khi Trung Quốc lại kém đi. Do đó ý nghĩ sản xuất đã lỗi thời bản thân nó cũng trở nên lỗi thời”, ông Agtmael.
Tuy nhiên ông cho rằng nhà đầu tư đã đánh giá thấp tầm quan trọng của những thay đổi này. Trong khi bàn về sự hồi sinh của ngành sản xuất của Mỹ và Bắc Âu, ông này vẫn đánh giá cao các thị trường mới nổi như Mexico, Peru, Colombia, Indonesia, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ.
gafin