Powered by Blogger.

7/19/13


Màu xanh USD đã trở lại!

USD đang tận hưởng một khoảng thời gian hiếm hoi với vị thế cao, nhiều sức mạnh. Vấn đề giờ đây là quá trình này có thể kéo dài bao nhiêu lâu?

Lạc quan

USD đã tăng trong năm nay so với một loạt tiền tệ khác, vì vậy mua hàng trong kỳ nghỉ này sẽ đắt hơn một chút so với bình thường. USD mạnh là một điều hiếm hoi trong thời gian qua. Các vụ khủng hoảng kinh tế nổi lên trong đầu những năm 1980 và cuối những năm 1990 đã làm USD có xu hướng giảm.

Kể từ khi USD được giải thoát khỏi hệ thống Bretton Woods (bảo đảm giá trị USD bằng vàng) của tỉ giá hối đoái cố định bốn thập kỷ trước, USD đã giảm chủ yếu về giá trị so với tiền tệ của các nước giàu khác trên thế giới. Nhưng một nhóm nhà phân tích cho rằng đã đến thời gian USD lấy lại một chút giá trị đã bị mất.

Sự lạc quan về USD xuất phát từ tín hiệu gần đây của Cục Dự trữ liên bang với khẳng định rằng sẽ mua trái phiếu bằng những đồng tiền mới được tạo ra từ tháng 9/2013. Triển vọng chấm dứt chính sách nới lỏng tiền tệ đã đẩy lãi suất dài hạn tăng. Lợi tức trái phiếu kho bạc mười năm đã tăng lên 2,6% từ mức thấp 1,6% trong tháng 5/2013. Khi tỉ lệ lãi suất này tăng, vốn được thu hút đến Mỹ từ khắp nơi trên thế giới. Điều đó lần lượt đẩy USD lên giá trị.

Nguyên nhân sâu sắc hơn về sự gia tăng giá trị USD là sức khỏe tương đối tốt của nền kinh tế Mỹ. Nợ xấu thế chấp đã được làm sạch khỏi các ngân hàng. Thị trường nhà đất đang hồi phục. Việc làm được tạo ra với mức tăng trưởng ổn định. Lao động phi nông nghiệp được thêm mới 195.000 chỗ làm trong tháng 6/2013.

Tăng trưởng GDP có vẻ rất khiêm tốn ngay cả khi nó có khả năng tăng thêm một chút. Trong một bản cập nhật dự báo, Quỹ tiền tệ quốc tế cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2,7% trong năm tới. Đó không phải là một sự bùng nổ. Nhưng các nền kinh tế giàu có lớn khác, chẳng hạn như Nhật Bản và Anh, không thể hi vọng sẽ làm được điều tốt như vậy. Còn khu vực các quốc gia eur thì vẫn trong suy thoái kinh tế. Ngân hàng trung ương Châu Âu cho biết vẫn giữ mức lãi suất chính ở mức hiện tại hoặc thấp hơn trong thời gian dài. Như vậy sự khác biệt trong điều chỉnh tỉ lệ lãi suất của hai bờ Đại Tây Dương làm cho USD tăng giá trị cao hơn nữa.

Nhưng USD sẽ tăng giá trị lên bao nhiêu ?

Một số thị trường mới nổi đã đã bán ra USD từ dự trữ ngoại tệ của họ để làm chậm sự giảm giá trị của đồng tiền nước mình.

Như hiện nay hay sẽ tăng, giảm thêm khoảng 5-7% so với các loại tiền tệ lớn khác. Nền kinh tế của Mỹ đang vận hành đủ tốt để làm tăng giá trị cho USD, nhưng nó không quá mạnh để mang lại tốc độ cao như cuối những năm 1990. Ngay cả khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sớm quay trở lại mua trái phiếu thì cũng phải mất hàng năm trước khi tăng lãi suất cơ bản từ mức gần bằng không hiện nay. Fed cho biết sẽ giữ lãi suất như hiện nay cho đến khi tỉ lệ thất nghiệp, từ mức hiện nay 7,6%, giảm xuống còn 6,5%. Fed cho biết sẽ phản ứng kịp thời với một USD tăng nhanh giá trị vì không một quốc gia giàu có nào mong muốn có một đồng tiền mạnh khi tăng trưởng không cao.

Sự tăng giá trị của USD cũng phụ thuộc vào sự suy yếu của eur. Khủng hoảng nợ của khu vực eur đã kéo dài hơn ba năm. Tuy nhiên, trong suốt thời gian đó eur hiếm khi có giá rẻ. Và ngay cả sau khi có chính sách tiền tệ điều tiết từ FED và ECB, eur vẫn còn cao một chút so với giá trị hợp lý là 1 eur bằng 1,26 USD.

Một lý do cho khả năng phục hồi của eur là khu vực eur có thặng dư tài khoản vãng lai lớn trong khi Mỹ có thâm hụt ngân sách lớn. Ngân hàng trung ương của Trung Quốc có thể tranh thủ lúc eur giảm giá như một cơ hội để đa dạng hóa dự trữ ngoại tệ khổng lồ của mình khỏi USD.


USD dường như có khả năng kiếm được lợi ích lớn nhất từ các loại tiền tệ của quốc gia - thị trường mới nổi. Một số ít các quốc gia, bao gồm Ấn Độ và Nam Phi, phụ thuộc vào vốn nước ngoài để tài trợ cho thâm hụt thương mại của họ đã thấy đồng tiền của họ giảm khoảng 10% kể từ đầu tháng 5/2013, chỉ đơn thuần do Fed có thể rút khỏi chính sách tiền tệ. Miễn là lợi suất trái phiếu thấp ở Mỹ, các nhà đầu tư giàu trên thế giới sẽ hạnh phúc để mua trái phiếu thị trường mới nổi. 


Một số thị trường mới nổi đã đã bán ra USD từ dự trữ ngoại tệ của họ để làm chậm sự giảm giá trị của đồng tiền nước mình. Vì thế cho tới mùa hè sang năm, du khách nước ngoài tới Mỹ vẫn thấy USD mạnh hơn và ví của mình xẹp lép nhanh hơn.

Theo H.Chi
Diễn đàn doanh nghiệp
Tin vàng
Tin ngoại hối
Tin chứng khoán
Tin bất động sản
Kiến thức