Powered by Blogger.

3/18/14

Jack Delosa từng bỏ dở đại học năm 18 tuổi, kinh doanh thất bại và ngập chìm trong nợ.  

Nhưng hiện anh đã thành triệu phú ở tuổi 26 và là một trong những doanh nhân trẻ được chú ý nhất Australia.
Gần đây, Delosa phát hành cuốn sách có tên Unprofessional, trong đó anh tiết lộ bí quyết thành công chính là làm những việc người khác cho rằng bạn không nên làm. Dưới đây là những lời khuyên về khởi nghiệp được Delosa chia sẻ trên News.com.au.
1. Quên những thứ bạn được học ở trường đi
Jack Delosa đã là triệu phú ở tuổi 26. Ảnh: News.com.au
Delosa đã bỏ qua lời khuyên của gia đình, bạn bè và bỏ học để khởi nghiệp. Anh cho biết nhịp sống 15 giờ mỗi tuần tại trường quá chậm chạp, và anh luôn phải vất vả liên tưởng công việc sau này của mình sẽ dùng kiến thức được học như thế nào.
"Các giáo sư dạy bạn cách mọi thứ thường được làm. Dù rằng muốn thành công, bạn phải đột phá và làm những việc chưa ai làm trước đó. Trường học có thể dạy nền tảng và lý thuyết. Nhưng nó có thể sẽ hỗ trợ được khả năng suy nghĩ theo kiểu đột phá của bạn đâu", Delosa nói.
Sau đó, anh vay 20.000 USD, thành lập một tổng đài cùng hai người bạn năm 18 tuổi. Nhưng công ty này làm ăn rất bết bát bất chấp công sức của cả ba. Sau thất bại đầu tiên, Delosa cho biết dù sao đây cũng là cơ hội thực tập tốt hơn bất kỳ khóa học nào trong trường. "Tất cả những người khởi nghiệp thành công đều có cả tá thất bại ở sau. Và đó chính là nguồn kiến thức của họ", anh nói.
2. Đừng mua nhà khi còn trẻ
Đây có thể là ước mơ to lớn của tất cả mọi người. Tuy nhiên, Delosa nói rằng nhà cửa chỉ là tài sản ràng buộc mà thôi. "Nên mua nhà khi còn trẻ là một lời khuyên rất thiếu trách nhiệm. Bạn sẽ phải tốn cả đồng tiền đặt cọc, chi phí, dính chặt lấy một địa điểm và trả góp trong 30 năm", anh nói.
Thay vào đó, nếu chi 10.000 USD khởi nghiệp, bạn có thể tạo ra hàng nghìn USD lợi nhuận để mua nhà sau này. "Khởi nghiệp là một trong những điều khó khăn nhất bạn có thể làm. Nó rất stress, cô độc và khiến người ta phải thường xuyên tự vấn bản thân", anh nói.
Công ty thứ hai của Delosa – MBE Education chuyên đào tạo cho các doanh nghiệp về cách huy động vốn từ nhà đầu tư. Việc này đã giúp anh kiếm được hơn 1 triệu USD một năm khi mới 22 tuổi. Anh cũng là nhà sáng lập The Entourage – trường đào tạo doanh nhân trẻ tư nhân lớn nhất Australia.
3. Quên việc phải tiến từng bước đi, hãy lao thẳng lên vị trí dẫn đầu
Delosa cho rằng hãy tìm người giỏi nhất và học hỏi trực tiếp từ họ, thay vì cứ ngồi một chỗ và chờ có người kéo bạn ra khỏi sự tăm tối. Anh đã từng làm việc với tỷ phú Richard Brandson tại Nam Phi và hiện hợp tác với Scott Farquhar – nhà đồng sáng lập hãng phần mềm Atlassian xây dựng cộng đồng khởi nghiệp tại Australia.
"Những người thông minh luôn tồn tại bên ngoài 4 bức tường trường Đại học. Tôi đã gặp một vài người giàu nhất Australia chỉ bằng cách gửi tin nhắn cho họ trên Facebook", Delosa cho biết.
4. Gắn bó với nhân viên
"Mọi người thường nói rằng đừng thân thiết với nhân viên của mình. Tôi thì không cho là vậy. Nếu bạn có thể tạo ra mối quan hệ gắn kết với họ, họ sẽ làm việc tốt hơn đấy. Hai bạn cũng có thể trò chuyện thật lòng và thoải mái bất kỳ lúc nào. Khi ấy, bạn sẽ có nhiều niềm vui hơn. Tùy vào kỹ năng giao tiếp và độ tinh tế của mỗi người, làm việc với bạn bè có thể giúp bạn đạt lợi nhuận cao hơn nữa", anh nói.  
5. Đặt mục tiêu cao
Delosa cho rằng mọi người đều muốn trở thành một phần của điều gì đó rất lớn lao, có nghĩa rằng "tầm nhìn càng lớn thì càng dễ thực hiện". Anh nói: "Nếu đặt ra tầm nhìn đầy tham vọng và kích thích, tức là bạn đang nói rằng mục tiêu này đã được nghiên cứu khắt khe và có thể thực hiện được. Khi ấy, bạn sẽ thu hút được tài nguyên để thực hiện".
"Thế giới này ồn ào lắm. Nếu làm điều gì đó bình thường, bạn sẽ không nghe thấy tên mình trong tiếng xì xào đó đâu. Còn nếu làm điều lớn lao, bạn sẽ là người nổi bật nhất", Delosa kết luận.
Theo VnExpress
Branson không thích ngồi một chỗ xem TV mà muốn tự mình làm điều gì đó, ông cũng luôn lên danh sách chi tiết mọi việc cần thực hiện và không bao giờ buồn bã quá 2 tiếng vì thất bại.

Richard Branson rời trường học năm 16 tuổi và thành lập tạp chí Student Magazine cùng một nhóm bạn. Đến thập niên 70, ông sáng lập Virgin Records và Tập đoàn Virgin. Sau đó, Branson lần lượt bổ sung thêm hãng hàng không Virgin Atlantic, Virgin Mobile và Virgin Trains.
Tỷ phú được coi là một trong những doanh nhân thành công nhất nước Anh và là biểu tượng của khởi nghiệp. Dự án mới nhất của ông là Virgin Galactic, được kỳ vọng trở thành hãng du lịch vũ trụ trong tương lai. Dưới đây là những bí quyết thành công của Branson được chia sẻ trên BBC.
Richard Branson luôn đề cao việc làm những gì mình thích. Ảnh: Flight Deck India
1. Cứ làm những gì mình thích
Bạn chỉ sống một lần trong đời, vì thế, hãy làm những việc mình yêu thích.  Nếu muốn lập doanh nghiệp, hãy đảm bảo đó là việc bạn thực sự đam mê. Như vậy, cuộc sống của bạn sẽ vui vẻ hơn rất nhiều. Đừng cố dành thời gian và công sức làm việc gì đó chỉ để kiếm tiền.
Tôi nghĩ rằng rất nhiều người có ý tưởng tuyệt vời, nhưng chẳng mấy ai thực sự đưa chúng vào thực tiễn. Họ nghĩ rằng chắc có ai đó đã làm việc này rồi, hoặc chỉ đơn giản là không đủ tiền và không dám liều lĩnh. Chỉ những người dám nói dám làm mới có cơ hội hưởng thành quả của cuộc sống.
2. Có ý tưởng thay đổi theo hướng tích cực
Nếu muốn kinh doanh, việc căn bản bạn cần biết là phải có ý tưởng thay đổi cuộc sống của mọi người theo hướng tích cực. Các nhân viên cũng sẽ cảm thấy hứng khởi nếu biết rằng công ty đang làm những việc có ý nghĩa.
3. Tin vào ý tưởng của mình và hãy là người làm tốt nhất
Hiển nhiên là bạn cần phải tin vào ý tưởng của mình. Theo tôi, một ý tưởng tốt sẽ chỉ cần diễn đạt ngắn gọn trong vài ba dòng là đủ.
Sau đó, hãy đảm bảo bạn làm tốt hơn đối thủ trên mọi phương diện. Sẽ là vô ích nếu bạn lập một hãng hàng không mà chẳng có gì hơn các hãng khác.
4. Hãy tạo không khí vui vẻ và quan tâm đến nhân viên
Tôi cam đoan 100% rằng vui vẻ là một điều rất quan trọng và khi bạn làm việc mà không cảm thấy vui nữa, có lẽ nên chuyển sang cái khác. Hãy tạo không khí vui vẻ từ cấp lãnh đạo và duy trì môi trường làm việc thoải mái.
Thêm vào đó, hãy đảm bảo rằng bạn có những lãnh đạo biết quan tâm, tìm ra điểm tốt và không chỉ trích nhân viên. Con người cũng như hoa thôi, được tưới nước thì sẽ nở, còn không sẽ khô héo và chết.
5. Đừng bỏ cuộc
Việc này là cực kỳ quan trọng. Có rất nhiều thời điểm trong cuộc đời tôi cảm thấy sự sống của mình bị đe dọa, như lúc băng qua Thái Bình Dương bằng khinh khí cầu chẳng hạn.
Khởi nghiệp cũng chẳng khác phiêu lưu là mấy. Bạn sẽ gặp cả trăm tình huống bị dồn vào đường cùng và phải làm việc ngày đêm để tìm lối ra. Tôi nghĩ rằng mình có thể đối mặt với thất bại khá tốt và không để mình buồn bã quá 2 giờ, miễn là đã làm hết sức.
6. Lập danh sách và luôn tạo thách thức cho bản thân
Tôi luôn lên danh sách tất cả mọi việc, vì quan tâm đến những chi tiết nhỏ nhặt sẽ giúp doanh nghiệp thành công lớn. Bạn cũng phải liên tục đặt ra thử thách và mục tiêu mới cho bản thân.
Ngày đầu năm là thời điểm thích hợp để bạn viết ra các mục tiêu cho năm. Chỉ khi thực sự viết ra tất cả những việc muốn làm, bạn mới cảm thấy thôi thúc khi thời gian qua đi mà mình chẳng đạt được mấy.
7. Dành nhiều thời gian cho gia đình
Một trong những việc đầu tiên mà các doanh nhân cần phải học là nghệ thuật ủy quyền. Hãy tìm người nào đó làm tốt hơn bạn trong việc điều hành công việc hàng ngày của công ty, để giải phóng bản thân, có thời gian nhìn nhận vấn đề ở tầm cao hơn và sắp xếp ở bên gia đình. Việc này rất quan trọng, đặc biệt khi bạn có con cái.
Tôi biết mình là một nhà khởi nghiệp không tồi. Tôi có rất nhiều ý tưởng mới, nhưng lại không chắc chắn mình có đủ kỹ năng quản lý hay không. Đó chính là sự khác biệt.
8. Tắt TV đi, ra ngoài và làm điều gì đó
Đây là điều mẹ tôi luôn nói khi tôi còn nhỏ, đừng nhìn người ta làm, đừng xem TV mà hãy tự mình thực hiện. Tôi cho rằng đây là cách nuôi dạy con cái khá tốt. Các con tôi cũng vậy, chúng tôi dành rất nhiều thời gian bên nhau ở Caribbean và chẳng bao giờ xem TV ở đó.
9. Khi mọi người nói xấu bạn, hãy chứng minh là họ sai
Có rất nhiều người thích dựa hơi người nổi tiếng để kiếm tiền, ví dụ như ra sách viết về người khác. Điều này rất khó chịu, nhưng nếu bạn lên tiếng chỉ trích hay kiện tụng, việc đó sẽ chỉ quảng cáo cho họ mà thôi. Tôi đã học được cách lờ đi những kẻ như thế.
Cách giải quyết tốt nhất là chứng minh rằng họ đã sai bằng hành động cụ thể. Như quyển "Branson: Đằng sau tấm mặt nạ" chẳng hạn, nó nói rằng chương trình du lịch vũ trụ của chúng tôi chỉ là bày vẽ. Tôi sẽ cho họ thấy đó là quan niệm sai lầm.
Theo VnExpress
"Tiền không mang lại hạnh phúc nhưng khóc trên sàn nhà bằng đá cẩm thạch vẫn tốt hơn", nữ ca sĩ Anh từng kiếm tiền từ năm 14 tuổi tâm sự.

Ở tuổi 32 và đã ngừng công việc ca hát chuyên nghiệp từ lâu, Liz McClarnon vừa chia sẻ trên Telegraph một số quan niệm về tiền bạc, nhất là những bài học cô rút ra về việc chi tiêu.
Sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp lao động, cô gái trẻ có thời gian đi rửa bát thuê ở các cửa hàng gần nhà mỗi cuối tuần khi mới 13 tuổi. Mẹ cô muốn rằng đây là những bài học giúp con cái hiểu được giá trị của đồng tiền. "Tôi được mẹ dạy rằng phải ra ngoài và làm việc, làm một cách cật lực thì mới có tiền. Sau này khi vào đời, tôi mới thấy rằng những bài học ban đầu đó đã giúp ích rất nhiều trong cuộc sống", cô ca sĩ kể.
Kiếm được nhiều tiền từ sớm, nhưng Liz McClarnon luôn ý thức về việc tiết kiệm tiền.
Khi vào nhóm nhạc, cô ca sĩ 14 tuổi nhận được thù lao 15 bảng một tuần. 3 năm sau, con số này tăng lên 350 bảng - khá cao so với một người ở độ tuổi như thế.
Năm 1999 khi cô 18 tuổi, Atomic Kitten ra bản thu đầu tiên và nhanh chóng nổi tiếng trên toàn nước Anh. Ba thành viên thu được những khoản tiền khổng lồ nhờ bán được  tổng cộng 6,2 triệu đĩa đơn và 4 triệu album khắp toàn cầu. Ban nhạc tan rã năm 2004, nhưng các thành viên, trong đó có Liz vẫn tiếp tục ngày một giàu lên, nhờ tiền bán album, bản quyền phát sóng những năm sau đó.
Có khá khá tài sản so với những người ở cùng độ tuổi, nhưng Liz McClarnon cho biết từ lâu cố gắng từ bỏ ham muốn tiêu tiền. "Dù cảm giác mua sắm gì đó rất tuyệt, nhưng tôi cố gắng dùng tiền bạc một cách khôn ngoan nhất có thể", cô ca sĩ nói. Thay vì làm một người chi tiêu, Liz McClarnon cố gắng trở thành một người tiết kiệm.
Tuy ý thức tốt trong việc tiết kiệm tiền, kiếm tiền, Liz McClarnon từng gặp một số sai lầm. "Tôi từng có thời thoải mái cho vay, kể cả với những người mình không biết rõ lắm. Tuy nhiên, có vài người lại nghĩ rằng tôi có quá nhiều tiền không cần tính toán nên mượn xong họ lờ luôn việc trả nợ. Đó là bài học mà tôi sẽ không bao giờ quên", Liz McClarnon kể.
Ngoài ra, cô ca sĩ còn thu về bài học trong cách mua ôtô, sau một lần "vung tay quá trán" thời trẻ. McClarnon nói: "Lúc đó tôi còn rất trẻ, kiếm được nhiều tiền và không quan tâm đến khấu hao giá trị với xe mới. Tôi đã mua một chiếc Audi rất đắt và lập tức nhận ra rằng chiếc xe mới mất giá ngay sau khi bạn sở hữu nó".
Dù đang là một người khá giả, McClarnon vẫn tiếp tục lên kế hoạch kiếm tiền. Thu nhập của cô hiện nay rất đa dạng, từ ngành âm nhạc, thời trang và nhiều nguồn khác nữa. Ngoài ra, cô sẽ mở một quán bar kiêm nhà hàng - niềm mơ ước ấp ủ từ lâu.
Nói về ý nghĩa của tiền bạc, Liz McClarnon cho rằng tiền không phải là tất cả nhưng cô vẫn phải làm việc chăm chỉ, đảm bảo rằng mình luôn thoải mái nhất về tài chính. "Có một câu nói rất hài hước mà tôi thích về tiền bạc: Tiền không làm bạn hạnh phúc, nhưng khóc trên sàn nhà làm bằng đá cảm thạch vẫn tốt hơn", Liz McClarnon nói.
Theo VnExpress
Nhà máy tại Tân Rai có thể lỗ khoảng 460 tỷ đồng trong 3 năm đầu, trong khi con số ở Nhân Cơ là 3.000 tỷ cho 6 năm nhưng chủ đầu tư vẫn tin có lãi nếu xét cả vòng đời 30 năm.

Bộ Công Thương và Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) vừa có báo giải trình với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về hiệu quả của hai dự án bô xít Tây Nguyên, theo yêu cầu của đoàn giám sát thuộc cơ quan này.Kết quả cho thấy, dù tổng mức điều chỉnh hai dự án Tân Rai, Nhân Cơ lần lượt lên tới hơn 15.400 tỷ đồng và 16.800 tỷ đồng (tăng 3.800 tỷ đồng-4.300 tỷ đồng), hiệu quả của hai dự án trong những năm đầu chưa cao. Mức lỗ ở các đơn vị lên tới hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
Dự án bắt đầu hoạt động từ tháng 9/2013. Sau thời gian chạy thử, nhà máy tại Tân Rai dự kiến lỗ 258 tỷ đồng trong năm đầu. Con số lũy kế đến năm 2015 là 460 tỷ và dự án dự kiến có lãi từ năm 2016. 5 năm sau đó, nhà máy này sẽ có lãi khoảng 870 tỷ đồng, theo tính toán của chủ đầu tư. Còn với dự án tại Nhân Cơ, số lỗ được ghi nhận trong 6 năm đầu dự kiến là gần 3.000 tỷ (từ 2015 đến 2020).
Trao đổi với VnExpress, lãnh đạo Vinacomin cho hay, mức lỗ trên đã được tính toán khi triển khai dự án. Với vòng đời 30 năm, sau khi lỗ trong vài năm đầu, tính tổng thể, việc khai thác bô xít tại Tây Nguyên vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế. “Dự án đảm bảo thu hồi vốn trong 12-13 năm. Mức lỗ vài trăm tỷ so với doanh thu trung bình mỗi năm 4.000 tỷ đồng thì không đáng ngại”, vị này cho hay.
Theo ông, trong thời gian đầu, do cần khấu hao và phải trả lãi vay nên dự án bị lỗ. Về lâu về dài, tiền nợ sẽ trả dần và mức lỗ sẽ giảm đi. “Dự án được đánh giá là có hiệu quả do kim loại màu càng ngày càng khan hiếm”, ông tái khẳng định.
Bô xít Tây Nguyên lỗ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: Vinacomin
ng thẩm định thiết kế kỹ thuật do Bộ Công Thương chủ trì đã yêu cầu nhà thầu điều chỉnh lại thiết kế hồ bùn đỏ Nhân Cơ và các khoang tiếp theo của dự án Tân Rai để tiết kiệm chi phí. Theo cơ quan quản lý, Viện hàn lâm khoa học đã xử lý thành công ở quy mô thí nghiệm việc tái sử dụng bùn đỏ để thu hồi tính quặng sắt sản xuất sắt xốp và vật liệu xây dựng. Việc này thành công sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường của hồ bùn đỏ.
Hai dự án bô xít Lâm Đồng và Nhân Cơ đều có công suất thiết kế giai đoạn một là 650.000 tấn alumin mỗi năm. Theo kế hoạch, thời gian hoàn vốn đối với hai dự án là khoảng 13 năm. Dự án alumin Tân Rai hính thức vận hành vào cuối tháng 9/2013 sau hơn một năm chạy thử. Trước đó, khi huy động thành công 5.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu, lãnh đạo Vinacomin cũng cho biết sẽ dành 30% (1.500 tỷ đồng) cho dự án bô xít tại Tây Nguyên.
Theo VnExpress
Báo cáo của Knight Frank dự đoán trong 10 năm tới, số người siêu giàu Việt Nam sẽ tăng hơn gấp đôi lên gần 300 người, theo sau là Indonesia và Bờ Biển Ngà.

Theo Báo cáo Thịnh vượng 2014 (Wealth Report) vừa công bố, hãng nghiên cứu Knight Frank cho biết tổng tài sản của gần 160.000 người siêu giàu trên thế giới đã lên 20.100 tỷ USD năm ngoái. Đến năm 2023, con số này được dự đoán tăng 28%. Theo định nghĩa của Knight Frank, giới siêu giàu gồm những người có tài sản từ 30 triệu USD trở lên.
Việt Nam được dự đoán là quốc gia có tốc độ người siêu giàu tăng nhanh nhất thế giới với 166%, lên 293 người. Theo sau là Indonesia với 144% và Bờ Biển Ngà (116%).
Người siêu giàu Việt Nam sẽ tăng lên gần 300 người trong một thập kỷ tới. Ảnh: Anh Quân
Knight Frank nhận định việc Việt Nam cho phép nhà đầu tư nước ngoài nắm cổ phần lớn hơn trong nhà băng sẽ giúp phát triển hệ thống ngân hàng. Tỷ lệ sở hữu của cổ đông ngoại trong công ty niêm yết cũng có thể sẽ được nới rộng. Các động thái này, cùng sự tái cân bằng thành công nền kinh tế từ dựa vào nông nghiệp sang công nghiệp và sản xuất, cũng như kiềm chế lạm phát sẽ giúp củng cố tăng trưởng và tạo cơ hội gia tăng của cải cho người dân.
Tuy nhiên, xét về số lượng, Mỹ vẫn là nước có số người siêu giàu lớn nhất thế giới với gần 40.000. Theo sau là Nhật Bản (hơn 16.000) và Trung Quốc (gần 8.000). Thứ tự này năm 2023 cũng không thay đổi.
Hãng cũng dự đoán số người siêu giàu tại châu Á sẽ vượt Bắc Mỹ năm 2023, với trên 58.000 người. Bên cạnh đó, số tỷ phú khu vực này cũng sẽ vượt châu Âu. Người siêu giàu châu Á được đánh giá là lạc quan nhất về ảnh hưởng của nền kinh tế lên tài sản. Khoảng 84% dự đoán điều kiện kinh tế trong khu vực và trên thế giới sẽ có ảnh hưởng tích cực lên của cải của mình trong 5 năm tới.
Báo cáo của Knight Frank cũng cho rằng các thành phố châu Á sẽ có tốc độ tăng trưởng người siêu giàu mạnh nhất trong 10 năm tới. Việc này cho thấy sự tăng trưởng và cởi mở của rất nhiều nền kinh tế tại đây. Trung Quốc đóng góp nhiều đại diện nhất trong top 10 thành phố, còn Nairobi (Ai Cập) là đại diện phi châu Á duy nhất lọt top 25.
TP HCM đứng đầu danh sách với số người siêu giàu dự đoán tăng gần gấp 3, lên 246 người trong 10 năm tới. Tuy nhiên, Knight Frank cho rằng tốc độ này phải được cân bằng, do cũng như các thành phố tăng trưởng nhanh khác, người siêu giàu TP HCM có xuất phát điểm thấp. Năm ngoái, TP HCM có 90 người siêu giàu trên tổng số 9 triệu dân.
Jakarta (Indonesia) xếp thứ nhì với tốc độ tăng trưởng 148%, theo sau là Ordos (Nội Mông, Trung Quốc). St Petersburg (Nga) là thành phố có vị trí cao nhất của châu Âu, còn đại diện cho Mỹ Latin là Buenos Aires (Argentina).
Tuy nhiên, tính theo số lượng, London (Anh) vẫn là nơi có nhiều người siêu giàu nhất thế giới năm ngoái. Năm 2023, con số này dự đoán tăng lên gần 5.000 người. Singapore và New York (Mỹ) cũng được kỳ vọng vượt Tokyo (Nhật Bản) và Hong Kong (Trung Quốc) để chiếm vị trí thứ 2 và 3 khi đó.
Theo VnExpress

Nhật coi cuộc trưng cầu dân ý của Crimea là “không phù hợp với hiến pháp” Ukraine...

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida (bên phải). Các lệnh trừng phạt mà Nhật Bản đưa ra với Nga có vẻ như khá mềm mỏng nếu so với lệnh trừng phạt mà Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã áp với các quan chức Nga và Ukraine ngày 17/3.
Coi cuộc trưng cầu dân ý của Crimea là “không phù hợp với hiến pháp” Ukraine, Nhật Bản ngày 18/3 tuyên bố sẽ tạm ngừng đàm phán với Nga về các vấn đề nới lỏng visa và tăng cường đầu tư, hợp tác vũ trụ và quốc phòng.

“Việc Nga công nhận Crimea là một nhà nước độc lập là vi phạm sự nhất thể, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, và là một hành động đáng tiếc”, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida nói trước báo giới. “Nhật Bản không thể bỏ qua nỗ lực nhằm thay đổi nguyên trạng bằng sức ép này”.

Ông Kishida nói rằng, các cuộc đàm phán giữa Tokyo với Moscow về nới lỏng visa sẽ tạm ngừng, tương tự như các cuộc đàm phán về hiệp ước đầu tư. 

Cũng trong ngày hôm nay, Chánh thư ký nội các Nhật Bản, ông Yoshihiide Suga tuyên bố, Chính phủ Nhật “theo lẽ tự nhiên sẽ xem xét” các biện pháp trừng phạt bổ sung tùy thuộc vào các hành động của Nga liên quan tới Ukraine trong thời gian tới.

Tờ Wall Street Journal bình luận, các lệnh trừng phạt mà Nhật Bản đưa ra với Nga có vẻ như khá mềm mỏng nếu so với lệnh trừng phạt mà Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã áp với các quan chức Nga và Ukraine ngày 17/3.

Đã hơn 1 tuần trôi qua kể từ khi Mỹ công bố những lệnh trừng phạt đầu tiên nhằm vào Nga, Nhật Bản vẫn tỏ ra chưa quyết tâm với việc trừng phạt nước này, bất chấp đã ký một tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) kêu gọi Nga “ngay lập tức dừng mọi hành động ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý” ở Crimea.

Theo Wall Street Journal, một trong những trụ cột trong chính sách đối ngoại của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe là giải quyết tranh chấp lãnh thổ đã kéo dài 70 năm với Nga - vốn là một trở ngại lớn đối với việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.

Ông Abe thường xuyên đánh giá cao các cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Từ tháng 12/2012 đến nay, hai nhà lãnh đạo đã gặp nhau 5 lần. Tokyo và Moscow đã tổ chức cuộc họp chung giữa các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng 2 nước vào tháng 11 năm ngoái. Đây là cuộc họp “2+2” đầu tiên của Nhật Bản với một quốc gia mà Tokyo chưa ký hiệp ước hòa bình.

Khi được hỏi tại sao Nhật Bản không có thái độ cứng rắn như Mỹ và châu Âu với Nga, Chánh thư ký Văn phòng Nội các Suga nói: “Chúng tôi hy vọng sẽ đóng một vai trò phù hợp dựa trên quan hệ Nga-Nhật mà Thủ tướng Abe đã xây dựng”.

Ông Suga cũng nói rằng, Chính phủ Nhật chưa quyết định sẽ xử lý thế nào với chuyến thăm dự kiến của Ngoại trưởng Kishida tới Nga vào tháng 4 tới cũng như chuyến thăm của ông Putin tới Nhật vào mùa thu năm nay.

Theo Vneconomy

Các nhà điều tra Malaysia chưa phát hiện thấy bất kỳ dấu vết khả nghi nào của hai viên phi công...

Hoạt động cầu nguyện cho chuyến bay MH370 vẫn tiếp tục diễn ra - Ảnh: Reuters.

15h (18/3): Hãng tin Reuters dẫn lời các chuyên gia hàng không nhận định, việc lựa chọn thời gian và địa điểm để ngắt bộ phận truyền tín hiệu liên lạc (transponder) về kiểm soát không lưu của MH370 cho thấy, kẻ có hành động này chỉ có thể thực hiện sau khi đã có một kế hoạch kỹ lưỡng.
Bộ truyền tín hiệu liên lạc của máy bay mất tích đã bị ngắt vào lúc 1h21 phút sáng ngày 8/3, hai phút sau khi viên phi công - được cho là người cơ phó - gửi liên lạc thoại cuối cùng về mặt đất với nội dung “Ổn rồi. Chúc ngủ ngon”. Theo các chuyên gia hàng không, việc tắt bộ truyền tín hiệu như vậy là một hành động có tính toán đầy thận trọng.

“Mọi hành động của người đã điều khiển để chiếc máy bay biến mất đều là hành động có chủ ý và tính toán, rất giống như một phi công lên danh sách việc cần làm”, một cơ trưởng giàu kinh nghiệm thuộc một hãng hàng không châu Á đánh giá.

Phát biểu với hãng tin CNBC, ông Giovanni Bisignani, cựu Tổng giám đốc của Hiệp hội Hàng không Quốc tế (IATA) nói rằng, để tắt bộ phận truyền tín hiệu liên lạc của MH370, người thực hiện phải là một người hiểu biết về kỹ thuật. Ông Bisignani cũng cho rằng, cho dù người này là ai, thì rất có thể đã có ẩu đả trong khoang lái của máy bay khi xảy ra sự việc.

Trong khi đó, theo báo Wall Street Journal, các nhà điều tra Malaysia tiết lộ chưa phát hiện thấy bất kỳ dấu vết khả nghi nào của hai viên phi công điều khiển chuyến bay mất tích. Nhà chức trách Malaysia đã chia sẻ thông tin về hai người này với cơ quan tình báo của nhiều quốc gia nhằm thúc đẩy công tác điều tra, nhưng vẫn chưa có hoạt động khả nghi nào của họ được phát hiện.

Cũng theo CNBC, các chuyên gia về thảm họa trong lĩnh vực hàng không nói rằng, về mặt kỹ thuật, máy bay mất tích có thể đã hạ cánh ở đâu đó. Tuy nhiên, trên thực tế, điều này rất khó xảy ra, bởi việc hạ cánh an toàn một máy bay phản lực khổng lồ mà không ai biết, cộng với việc giấu máy bay đó với cả thế giới suốt 10 ngày qua, là một điều chưa từng có tiền lệ.

“Không thể loại trừ hoàn toàn khả năng này, nhưng điều này là rất khó xảy ra”, GS. Bill Waldock thuộc đại học hàng không Embry-Riddle Aeronautical University của Mỹ nói. 


20h30 (17/3):
 
Không có thông tin gì về việc máy bay này đã đi vào không phận Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời câu hỏi của Thủ tướng Malaysia về việc liệu máy bay MH370 có vào không phận Việt Nam hay không, trong cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo chiều 17/3.

Trước đó, phía Malaysia đã chủ động đề nghị điện đàm giữa Thủ tướng Malaysia Najib Tun Razak và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Trong buổi điện đàm, Thủ tướng Malaysia bày tỏ cảm ơn chân thành và đánh giá cao Chính phủ, nhân dân Việt Nam và cá nhân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tích cực và kịp thời giúp đỡ Malaysia trong việc tìm kiếm chiếc máy bay MH370 mất tích.

Khẳng định sự trợ giúp của phía Việt Nam thời gian qua là hết sức quý báu và hữu ích, thể hiện tình cảm láng giềng tốt đẹp cũng như mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Malaysia, Thủ tướng Najib Tun Razak mong muốn Việt Nam tiếp tục tích cực phối hợp, chia sẻ các thông tin, dữ liệu mà Việt Nam có được nhằm giúp công tác phân tích, sớm tìm ra manh mối của chiếc máy bay mất tích.
Chia sẻ sự quan tâm, lo lắng của Chính phủ, nhân dân Malaysia, cá nhân Thủ tướng Najib Tun Razak và gia đình các hành khách trên chuyến bay MH370, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Malaysia và các bên liên quan tìm kiếm máy bay mất tích trong phạm vi khả năng của mình.

Đồng thời, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Malaysia tiếp tục phối hợp chặt chẽ, cập nhật thông tin cho Việt Nam và các bên liên quan phục vụ công tác tìm kiếm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng điện đàm với Thủ tướng Malaysia Najib Tun Razak - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.

19h30 (17/3): Theo tin từ báo Star của Malaysia, cảnh sát nước này đang điều tra khả năng phi công tự tử trong vụ mất tích của chuyến bay MH370. Đây là thông tin vừa được quyền Bộ trưởng Bộ Giao thông Malaysia, ông Datuk Seri Hishammuddin Hussein, đưa ra trong một cuộc họp báo chiều 17/3 tại Kuala Lumpur.

Vị quan chức này cho biết, Chính phủ Malaysia sẽ không che giấu bất kỳ thông tin nào giúp ích cho việc điều tra, nhưng cũng sẽ không công bố thông tin chừng nào chưa được kiểm chứng.

Cũng trong cuộc họp báo, ông Ahmad Jauhari Yahya, Giám đốc điều hành (CEO) của Malaysia Airlines, cho hay, hệ thống liên lạc và báo cáo máy bay (ACARS) của MH370 truyền tín hiệu lần cuối cùng vào lúc 1h07 phút sáng ngày 8/3. Tuy nhiên, hiện chưa rõ hệ thống này chính xác bị tắt vào thời điểm nào.

ACARS của máy bay mất tích đã không truyền tín hiệu 30 phút sau đó như được lập trình. 

Kết quả điều tra ban đầu cũng cho thấy, người cơ phó là người nói trong liên lạc cuối cùng với kiểm soát không lưu. Liên lạc này được thực hiện lúc 1h19 phút sáng.
15h (17/3): Hai tàu hải cứu và một tàu hải quân Trung Quốc hoạt động tìm kiếm máy bay Malaysia đã rút khỏi Việt Nam hôm 16/3, VnExpress dẫn lời Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.

"Hôm qua, theo báo cáo của cảnh sát biển và hải quân thì có hai tàu hải cứu Trung Quốc còn ở biển tây nam Việt Nam. Chúng ta đã tiếp cận và thông báo, họ nói rằng chưa nhận được thông báo chính thức và do sóng to nên đang muốn tránh sóng gió. Chúng ta đã đề nghị bạn rời khỏi vùng biển Việt Nam, nếu cần giúp đỡ hậu cần thì Việt Nam sẽ hỗ trợ. Bên cạnh đó, trong hai tàu của Trung Quốc có một người bị thương nên phải chuyển sang tàu bên kia. Thực hiện xong việc này, cả hai tàu đã rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Tàu 998 của Hải quân Trung Quốc khi được ta thông báo cũng đã ra khỏi lãnh thổ Việt Nam", ông nói.

Trước thông tin mỗi ngày Việt Nam phải chi khoảng 20 tỷ đồng cho công tác tìm kiếm máy bay MH370, Trung tướng cho biết Bộ Quốc phòng chưa tổng hợp chi phí cho công tác tìm kiếm cứu nạn đợt này. 

Tuy nhiên, ông cũng nói: "Tôi không bình luận về con số 20 tỷ mỗi ngày, nhưng nếu nhìn vào quy mô, phương tiện, lực lượng, kéo dài 8 ngày cả trên không, trên biển và trên bộ thì kinh phí là rất lớn. Dù vậy, Việt Nam luôn xác định tìm kiếm người mất tích và cứu hộ là quan trọng nhất. Quá trình chiến dịch diễn ra có người hỏi tôi: "Nếu chi phí quá cao thì có làm nữa không?", tôi trả lời rằng: "Chúng tôi đã tính toán được khả năng mà mình có thể, đến khi nào không thể nữa thì đành phải chịu".
Tàu cứu hộ Trung Quốc tìm kiếm máy bay mất tích - Ảnh: THX/TTXVN.
14h 30 (17/3): Hiện các cơ quan tình báo vẫn chưa tìm thấy bằng chứng nào chứng tỏ hai phi công trên chuyến bay MH370 có liên quan tới các nhóm khủng bố, báo Wall Street Journal cho biết. Nhưng một số quan chức Mỹ tin rằng, chiếc máy bay đã bị sử dụng như một cuộc “thử nghiệm” cho một cuộc tấn công khủng bố trong tương lai. Trong một cuộc thử nghiệm như vậy, những kẻ khủng bố thử kiểm tra khả năng chiếm một máy bay và tránh mọi sự theo dõi của radar và vệ tinh.

“Không thể đánh giá thấp giả thiết này. Đã có đủ bằng chứng cho thấy máy bay đã bay nhiều giờ sau khi mất liên lạc”, một quan chức cấp cao của Mỹ nói.

Đáng chú ý, tin từ Reuters cho hay, ngoài việc điều tra phi hành đoàn của MH370, cảnh sát cũng được cho là đang tiến hành điều tra đối với một kỹ sư hàng không có tên trong danh sách hành khách của chuyến bay mất tích. Đó là Mohd Khairul Amri Selamat, 29 tuổi, người Malaysia. Anh này từng khoe trên mạng xã hội là đã làm việc cho một công ty cho thuê máy bay tư nhân.

Người cha cầm ảnh của con trai là anh Mohd Khairul Amri Selamat, một kỹ sư hàng không đi trên chuyến MH370 của hãng Malaysia Airlines - Ảnh: Bernama.
14h20 (17/3): Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã phát một đoạn băng cho thấy hình ảnh của cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah và phụ lái Fariq Abdul Hamid trước giờ lên chuyến bay MH370.
Đoạn video nói trên được tờ báo Daily Mail của Anh đăng lại, cho thấy Zaharie và Friq trông rất vui vẻ khi đi qua điểm kiểm soát an ninh để lên máy bay ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur hôm 8/3.

Daily Mail cũng nghi ngờ về những từ đã được nói ra trong liên lạc radio cuối cùng từ chuyến bay mất tích. Theo báo này, khi kết thúc liên lạc bằng radio, người ta thường nói “Roger and out” (“Ổn và thoát”), thay vì “All right. Good night” (“Tốt rồi. Chúc ngủ ngon”) như đã được công bố về những lời cuối phi công trên MH370 trong liên lạc với mặt đất.

Tờ báo nhận định, nghi ngờ xung quanh câu nói cuối cùng trên, cùng với việc thiết bị liên lạc của máy bay bị ngắt từ trước đó “cho thấy một nỗ lực nhằm dẫn hoạt động kiểm soát mặt đất đi sai hướng”, đồng thời làm gia tăng “những khả nghi về việc ai đó biết rõ về hoạt động kiểm soát dưới mặt đất có liên quan tới sự biến mất của chuyến bay”.

Trước đó, quyền Bộ trưởng Bộ Giao thông Malaysia, ông Datuk Seri Hishammuddin Tun Hussein, nói rằng, hệ thống báo cáo và liên lạc máy bay (ACARS) của MH370 đã bị tắt trước khi liên lạc cuối cùng được thực hiện. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ ai là người nói trong liên lạc cuối cùng này.

Hiện cuộc điều tra về nguyên nhân mất tích của MH370 đang tập trung theo hướng nhằm vào hai viên phi công điều khiển chuyến bay.
Ảnh chụp màn hình cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah của MH370 từ video của Daily Mail.

10h54 (17/3): Báo Star của Malaysia dẫn lời ông Datuk Seri Hishammuddin Tun Hussein, quyền Bộ trưởng Bộ Giao thông của nước này, nói rằng, hệ thống báo cáo và liên lạc máy báy (ACARS) của MH370 đã bị tắt từ trước khi gửi tin nhắn radio cuối cùng về mặt đất.
Thông tin này đã đưa cuộc điều tra nguyên nhân mất tích của máy bay tập trung nhiều hơn vào hai phi công điều khiển chuyến bay. Cho đến trước khi thông tin này được đưa ra, ACARS của chuyến bay mất tích vẫn được cho là bị tắt sau khi thực hiện liên lạc radio cuối cùng.

Trong liên lạc cuối cùng, viên phi công nói: “Ổn rồi. Chúc ngủ ngon”. Đó là khi kiểm soát không lưu của Malaysia chuyển chuyến bay MH370 sang quyền kiểm soát không lưu của phía Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu đó là tiếng của cơ trưởng Zaharie Ahmad Shad hay phụ lái Fariq Abdul Hamid. Sau tin nhắn này, chiếc máy bay mang theo 239 người đã biến mất bí ẩn, và đến hôm nay (17/3), các nhà tìm kiếm vẫn chưa phát hiện thấy dấu vết của nó.

ACARS là hệ thống cung cấp cho vệ tinh các thông tin về chuyển động và trạng thái hiện thời của máy bay.

Hiện cảnh sát Malaysia đã tiến hành điều tra tại nhà riêng của cả cơ trưởng và phụ lái của MH370.

22h20 (16/3): 
Ngày 16/3, Chính phủ Malaysia đã đề nghị 25 nước hỗ trợ tìm kiếm máy bay mất tích này và đã nhận được những phản hồi tích cực.
Theo TTXVN, phát biểu với các phóng viên trong cuộc họp báo ngày 16/3, Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết trong 24 giờ qua, Thủ tướng Malaysia đã điện đàm với Thủ tướng Bangladesh, Tổng thống Turkmenistan, Tổng thống Kazakhstan và Thủ tướng Ấn Độ về công tác phối hợp tìm kiếm. 

Chiều cùng ngày, Bộ Ngoại giao Malaysia cũng đã có cuộc họp với 22 nước liên quan đến hai vành đai Bắc và Nam trong đó có các nước: Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Turkmenistan, Pakistan, Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Myanmar, Lào, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Australia, và Pháp. Ông cho biết các nước này tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ Malaysia trong chiến dịch tìm kiếm.
Quân đội Mỹ tham gia tìm kiếm máy bay mất tích của Malaysia Airlines tại khu vực Ấn Độ Dương, hôm 16/3 - Ảnh: Reuters.
21h (16/3): Theo BBC, cảnh sát trưởng quốc gia Malaysia, Tướng Khalid Abu Bakar, nói đã có yêu cầu điều tra nhân thân với toàn bộ hành khách trên máy bay, nhưng chưa tìm thấy điều gì khả nghi, tuy một số cơ quan tình báo chưa hồi âm.

Cũng có tin nói cảnh sát đang nghiên cứu hồ sơ về phi công, Zaharie Shah, cùng phi công phụ Fariq Abdul Hamid, và đã lục soát nhà của họ hôm thứ Bảy.

Malaysia xác nhận hai người này đã yêu cầu không bay cùng nhau.

17h (16/3): 
Với khả năng máy bay bị bắt cóc, đã bắt đầu xuất hiện thông tin đề cập tới những đường băng nơi MH370 có thể đã hạ cánh.
Báo Straits Times của Singapore dẫn tờ Mirror của Anh nói rằng, với lượng nhiên liệu đủ để bay tới bất kỳ đâu trong khoảng từ Pakistan tới miền Tây của Australia, chiếc máy bay mất tích có thể đã hạ cánh tại 1 trong số 634 đường băng sau khi được cho là đã bị bắt cóc.

Con số đường băng nói trên được đưa ra dựa trên một bản đồ của WNYC, website của những đài phát thanh phi thương mại, phi lợi nhuận đặt trụ sở tại thành phố New York của Mỹ. Theo website này, chiếc máy bay mất tích có thể đã hạn cánh tại 1 trong số 634 đường băng ở 26 quốc gia khác nhau.

Một phi công lái Boeing 777 tiết lộ trên tờ Slate rằng, một chiếc máy bay loại này cần một đường băng có chiều dài tối thiểu 5.000 feet (khoảng 1.524 m) để hạ cánh. Ngoài ra, tờ Wall Street Journal dẫn nguồn tin là các quan chức điều tra cho rằng, MH370 có thể đã đi thêm 2.200 hải lý kể từ vị trí cuối cùng được biết đến của máy bay.

Dựa trên các dữ liệu như vậy, WNYC đã tìm ra 634 đường băng nơi MH370 có thể hạ cánh. Trong số đó có những sân bay xa xôi như sân bay Gan ở Maldives, Dalanzadgad ở Mông Cổ, Yap ở Micronesia, hay Miyazaki ở Nhật.
Cơ trưởng chuyến bay MH370 Zaharie Ahmad Shah và ông Datuk Seri Anwar Ibrahim - Ảnh: The Star.
12h26 (16/3): Theo báo Star của Malaysia, khi cuộc điều tra vụ mất tích của chuyến bay MH370 được chuyển sang hướng máy bay bị bắt cóc, cảnh sát bắt đầu có sự tìm hiểu kỹ hơn đối với cơ trưởng chuyến bay, ông Zaharie Ahmad Shah.

Nguồn tin tình báo cho hay, việc điều tra sẽ bao gồm thiên hướng chính trị và tôn giáo của cơ trưởng và cơ phó của chuyến bay, cũng như việc họ đã đi tới các quốc gia nào trên thế giới. Ngoài ra, sở thích và hành vi với bạn bè của những người này cũng sẽ được tìm hiểu.

Trong khi đó, tờ Daily Mail của Anh cho biết đã phát hiện được rằng, cơ trưởng Zaharie là một người ủng hộ “cuồng nhiệt” đối với nhà lãnh đạo đối lập của Malaysia, Datuk Seri Anwar Ibrahim. 

Theo báo này, vài giờ trước khi chuyến bay mất tích rời Kuala Lumpur, Zaharie đã tham dự một phiên tòa gây tranh cãi, trong đó ông Ibrahim bị kết án 5 năm tù giam.

Các nguồn tin chính trị nói với Daily Mail rằng, ông Zaharie là một nhà hoạt động chính trị, và lo ngại, quyết định nói trên của tòa án đối với chính trị gia được ông ủng hộ đã khiến vị cơ trưởng cảm thấy bất mãn sâu sắc.

Hôm qua (15/3), cảnh sát Malaysia đã tiến hành khám xét nhà riêng của ông Zaharie, nhưng các điều tra tiết lộ với Daily Mail rằng, việc điều tra đối với vị cơ trưởng này thực ra đã được bắt đầu vài ngày trước đó.

Zaharie được cho là đã ly thân hoặc ly dị vợ, mặc dù họ sống chung trong ngôi nhà gần sân bay quốc tế Kuala Lumpur. Gia đình này có 3 người con, nhưng tất cả các thành viên trong gia đình đều không có nhà, ngoại trừ một người giúp việc.

Ngay sau khi thông tin trên tờ Daily Mail được đưa ra, phe đối lập ở Malaysia đã lên tiếng phủ nhận. Họ nói rằng, sự liên hệ giữa nhà lãnh đạo Ibrahim với cơ trưởng chuyến bay mất tích chỉ là “những đồn đoán vô căn cứ” và Daily Mail chỉ là một “tờ báo lá cải chuyên xào nấu thông tin”. 

20h25 (15/3): 
BBC dẫn lời nguyên Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, ông Nguyễn Thành Trung, rằng nếu các thông tin mà giới chức cứu hộ và chính phủ Malaysia đưa ra là tin cậy được, thì máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH370 của hãng Malaysia Airlines có thể đã bay tới một điểm ở Tân Cương, hoặc thậm chí Tây Tạng trong vòng bốn giờ còn lại.

Trong trường hợp có không tặc xảy ra, theo ông Trung, người từng có kinh nghiệm lái Boeing 777 cùng hàng nghìn giờ bay phi cơ quân sự và dân sự, các không tặc có thể đã khống chế tổ lái bắt ngắt tín hiệu liên lạc, cũng như giữ im lặng trong khi lái.

Trong một kịch bản khác căng thẳng hơn, các phi công cũng có thể đã bị các thành viên nhóm không tặc hạ sát, ngay khi lọt được vào buồng lái.

Ông Trung cũng không loại trừ khả năng trong nhóm không tặc, nếu có trường hợp này xảy ra, có thành viên có hiểu biết nhất định về điều khiển Boeing 777, tuy nhiên, nếu trong trường hợp chỉ khống chế tổ lái, những hiểu biết này không cần cao tới mức để thành viên không tặc biết tường tận kỹ thuật, công nghệ điều khiển, mà chỉ cần nắm một số thông tin nhất định.

Ông Trung không đặt cao giả thiết các phi công điều khiển chuyến bay đặt tính mạng của mình sang một bên để hợp tác với một âm mưu khủng bố, ông lấy làm tiếc nếu các phi công là nạn nhân của một vụ không tặc, hoặc tai nạn, mà có thể lại bị khám xét chỗ ở.

Nguyên Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines còn đặt câu hỏi về sự chậm trễ khó hiểu của giới chức chính quyền Malaysia và hãng hàng không này khi đã "vì lý do nào đó" đã không cung cấp kịp thời và sớm hơn thông tin cho cộng đồng quốc tế về hướng di chuyển thực sự của phi cơ mất tích sau khi sự cố xảy ra.
Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, ông Nguyễn Thành Trung.
19h (15/3): Cảnh sát Malaysia đã khám xét nhà riêng Zaharie Ahmad Shah, cơ trưởng của chuyến bay mất tích MH370, Reuters cho biết. 
Việc này được tiến hành sau khi Thủ tướng Malaysia  Najib Razak công bố, sự di chuyển của MH370 cho thấy một hành động có chủ đích của ai đó trên máy bay. Do vậy, công tác điều tra đang “bước vào một giai đoạn mới” và sẽ tập trung vào phi hành đoàn và hành khách.

Zaharie Ahmad Shah năm nay 53 tuổi, gia nhập Malaysia Airlines năm 1981 và trở thành cơ trưởng vào đầu những năm 1990. Ông đã có kinh nghiệm 18.365 giờ bay và được coi là một người yêu nghề. Đáng chú ý, ông đã dựng hệ thống bay giả lập và mô hình mô phỏng Boeing 777 tại nhà riêng ở Kuala Lumpur (Malaysia).
Hệ thống bay giả lập tại nhà riêng của cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah.
18h50 (15/3): Chủ biên mục Giao thông của báo The Independent của Anh, ông Simon Calder nói với truyền hình của BBC ông ngạc nhiên vì sao giới chức điều tra của Malaysia đã không tìm kiếm thông tin từ nhà riêng, nơi sinh sống của các phi công hoặc phi hành đoàn.

“Việc này lẽ ra đã phải làm từ cách đây một tuần”, ông Calder nói và tin rằng nếu được tiến hành sớm, có thể các nhà điều tra đã giúp tiết kiệm được nhiều thời gian, tiền của và nỗ lực tìm kiếm.

18h (15/3): Việt Nam chính thức ngừng tìm kiếm máy bay Malaysia MH 370 mất tích hôm 8/3 tại Việt Nam, sau khi Thủ tướng Malaysia tuyên bố ngừng tìm kiếm chiếc máy bay mất tích bí ẩn này ở biển Đông, TTXVN dẫn lời Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, chiều 15/3.

“Khi chúng ta dừng công tác tìm kiếm thì lực lượng tìm kiếm của các nước bạn cũng phải rút ra, không tiếp tục tìm kiếm trên lãnh thổ Việt Nam”, Trung tướng Võ Văn Tuấn khẳng định.

Theo Trung tướng Võ Văn Tuấn, trong suốt 8 ngày tìm kiếm máy bay MH 370 của hãng hàng không Malaysia mất tích, Việt Nam đã huy động 11 máy bay, 7 tàu tham gia tìm kiếm.

Các lực lượng tìm kiếm sẽ vẫn tạm giữ vị trí như cũ để nắm tình hình, thông báo cho các nước bạn được cấp phép tham gia tìm kiếm cứu nạn rút khỏi vùng biển và không phận Việt Nam.

Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 9
Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam: “Khi chúng ta dừng công tác tìm kiếm thì lực lượng tìm kiếm của các nước bạn cũng phải rút ra, không tiếp tục tìm kiếm trên lãnh thổ Việt Nam” - Ảnh: VnExpress.

16h (15/3): Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, ông Tần Cương, vừa lên tiếng thúc giục Malaysia tiếp tục cung cấp những “thông tin đầy đủ và chính xác” về chuyến bay MH370, BBC dẫn tin từ Tân Hoa Xã cho hay.

15h (15/3): Thủ tướng Malaysia cho biết nhà chức trách đang tìm cách lần theo dấu vết của chiếc máy bay bị mất tích ở hai khu vực chính: 

(1) Từ biên giới giữa Kazakhstan và Turkmenistan đến phía Bắc Thái Lan;

(2) Từ cực Nam Indonesia đến phía Nam của Ấn Độ Dương.

Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 10
Thủ tướng Malaysia Najib Razak tại cuộc họp báo chiều 15/3 - Ảnh: AFP.
14h (15/3): Chiếc Boeing 777 bị mất tích của hãng Malaysia Airlines đã bị ngắt hệ thống liên lạc một cách có chủ đích, Thủ tướng Malaysia Najib Razak thông báo với báo chí ngày 15/3, BBC đưa tin.

“Chúng tôi đã tiến hành tìm kiếm gần vị trí cuối cùng trên radar của MH370 trên Biển Đông. Cùng lúc đó, Không lực Hoàng gia Malaysia phát hiện ra trên radar của họ một chiếc máy bay không rõ danh tính, đã quay đầu lại”.

“Radar sơ cấp cho thấy chiếc máy bay này tiếp tục đi theo đường bay dẫn ra Eo biển Malacca và sau đó, tiến ra Biển Andaman”. 

“Theo thông tin mới được lấy từ vệ tinh, chúng tôi có thể chắc chắn rằng hệ thống ACARS của máy bay đã bị ngắt ngay trước lúc nó đi qua bờ biển phía Đông của bán đảo Tây, Malaysia. Không lâu sau đó, hệ thống phát tín hiệu của máy bay cũng bị ngắt khi nó bay đến gần vùng biển tiếp giáp giữa Việt Nam và Malaysia”.

“Sau đó, radar của Không lực Hoàng gia Malaysia phát hiện ra chiếc máy bay, vốn được chúng tôi nghi là MH370 nhưng chưa thể xác nhận chính xác, đúng là đã quay đầu lại”.

“Chiếc máy bay này sau đó đã bay về hướng Tây, đi qua Bán đảo Tây Malaysia trước khi chuyển hướng Tây Bắc và ra khỏi tầm của radar quân đội”.

“Sự di chuyển này cho thấy một hành động có chủ đích của ai đó trên máy bay”.

“Theo những dữ liệu mới, lần liên lạc cuối cùng giữa máy bay và vệ tinh là vào lúc 8:11 sáng ngày 8/3, giờ Malaysia. Các tổ điều tra đang tính toán để xem chiếc máy bay đã bay được bao xa sau thời điểm này”.

“Loại dữ liệu hiện nay từ vệ tinh không thể cho phép chúng tôi xác định chính xác địa điểm của máy bay khi nó liên lạc lần cuối cùng với vệ tinh”, BBC tường thuật.

Công tác điều tra đang “bước vào một giai đoạn mới” và sẽ tập trung vào phi hành đoàn và hành khách trên máy bay, ông cho biết thêm.
Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 11
Hai hành lang bay mà máy bay có thể đi với lượng nhiên liệu còn lại, theo nguồn tin từ cơ quan điều tra của Malaysia.
11h59 (15/3): 
Hãng tin AP dẫn nguồn tin một quan chức Malaysia cho biết, các nhà điều tra kết luận rằng, chuyến bay mất tích MH370 đã bị bắt cóc và lái chệch khỏi hướng đi ban đầu.
Vị quan chức, một người có liên quan tới cuộc điều tra và đề nghị không tiết lộ danh tính, cho biết, hiện chưa xác định được động cơ của việc bắt cóc máy bay, và chưa rõ máy bay được đưa đi đâu.

Theo vị này, giả thiết MH370 bị bắt cóc đến thời điểm này không còn là giả thiết. “Đó là một kết luận”, vị quan chức nói.

Trang Business Insider cho hay, dù đã có nhiều đồn đoán xung quanh sự mất tích bí ẩn của chiếc Boeing 777-200 trên đường từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh hôm thứ Bảy tuần trước, đây là lần đầu tiên có sự khẳng định bắt cóc là nguyên nhân đằng sau sự biến mất này. 

Trong vòng 24 giờ đồng hồ qua, các nhà điều tra đã tăng cường tập trung hướng điều tra vào khả năng máy bay gặp phải hành động tội ác, có thể là bắt cóc, hoặc chính phi hành đoàn là đối tượng khả nghi.

Theo những gì vị quan chức tiết lộ với AP, bằng chứng khiến các nhà điều tra kết luận đây là một vụ bắt cóc bao gồm: việc các hệ thống liên lạc bị ngắt có chủ đích, dữ liệu về hướng đi của chuyến bay, và những dấu hiệu cho thấy máy bay cố tình tránh radar.

Nhận định trên phù hợp với những tiết lộ xuất hiện trong ngày hôm qua (15/3). Trong đó, một vị quan chức cấp cao của Mỹ nói với tờ New York Times rằng, máy bay đã một vài lần thay đổi hướng đi và độ cao trước khi có vẻ như rơi xuống Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, việc ngắt các hệ thống liên lạc một cách có chủ ý đã làm nổi bật khả năng sự biến mất của máy bay là “một hành động có chủ ý” thay vì do tai nạn hay lỗi của phi công. 

Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 12
Các nhà điều tra đang xem xét giả thuyết ít nhất một người, hoặc nhiều hơn, với kinh nghiệm bay dày dặn, đã cướp máy bay, tắt các thiết bị liên lạc và lái nó ra khỏi đường bay đã định - Nguồn: AP.
10h20 (15/3): CNN và New York Times ngày 14/3 dẫn lời các quan chức chính phủ Mỹ cho biết chiếc Boeing 777 của Malaysia Airlines đã nhiều lần thay đổi độ cao và đường bay sau khi biến mất khỏi radar, theo dữ liệu từ radar quân đội Malaysia.
Theo BBC, khi biến mất khỏi radar dân dụng, chiếc máy bay này đã đột ngột tăng độ cao lên 45.000 ft, cao hơn giới hạn cho phép đối với một chiếc Boeing 777, và sau đó giảm xuống độ cao 23.000 ft trước khi hướng về phía đảo Penang, sau đó lại tăng độ cao thêm một lần nữa.

Trong khi đó, Washington Post dẫn lời một quan chức khác của Mỹ nói các bằng chứng cho thấy “đây càng lúc càng giống với một hành động tội ác”.

22h (14/3): 
Một giả thiết đang được đặt ra là MH370 đã đáp xuống một hòn đảo xa xôi nào đó trên Ấn Độ Dương, CNN dẫn một nguồn tin cho biết. Giả thiết này dựa trên phân tích dữ liệu radar do hãng tin Reuters cung cấp ngày 14/3.

Như tin đã đưa, Reuters dẫn nguồn tin thân cận với cuộc điều tra nói, có thể một ai đó đã lái chiếc máy bay theo các điểm chỉ đường hàng không (navigational waypoint) một cách có chủ đích nhằm đưa chuyến bay về phía quần đảo Andaman Islands trên Ấn Độ Dương. Tuy dữ liệu radar không cho thấy máy bay trên quần đảo này, nhưng chỉ có một tuyến đường được biết tới dẫn máy bay tới nơi đó.

Ngoài ra, giả thiết về việc máy bay đã hạ cánh cũng được dựa trên tiết lộ trước đó của giới chức Mỹ, rằng hệ thống phát tín hiệu tự động của máy bay đã gửi tín hiệu “ping” lên vệ tinh trong 5 giờ đồng hồ sau khi mất liên lạc với kiểm soát không lưu. Điều này khiến các nhà điều tra tin rằng, máy bay đã bay vài giờ trước khi thực sự biến mất.

Có thể, ai đó đã bắt cóc máy bay và hạ cánh chiếc Boeing 777 khổng lồ một cách an toàn. Cho dù, khả năng này là rất thấp, bởi một máy bay lớn như vậy không thể hạ cánh mà không gây chú ý.

Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 13
Chu vi khu vực tìm kiếm mở rộng hiện nay, với bán kính có thể lên tới 4.000 km - Đồ họa: CNN.

18h (14/3): Chỉ còn khoảng 30 phóng viên tham gia họp báo chiều 14/3 tại sở chỉ huy đặt tại Phú Quốc, trái ngược với cảnh chen lấn như những ngày đầu, báo Người Lao Động thông tin. Người chủ trì buổi họp báo, ông Đoàn Hữu Gia, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý Bay Việt Nam, cũng thông báo sẽ ngừng tổ chức họp báo từ ngày 15/3. Phóng viên muốn nắm thông tin có thể gọi qua đường dây nóng của sở chỉ huy.

Hiện Mỹ đã đưa tàu ra khu vực Ấn Độ Dương tìm kiếm máy bay MH370, ông Gia cho rằng khu vực này thuộc vùng biển và FIR các nước khác. Nếu nước bạn có yêu cầu và Chính phủ Việt Nam đồng ý hỗ trợ thì sẽ cho lực lượng ra khu vực Ấn Độ Dương tham gia tìm kiếm. 

Khi phóng viên đặt câu hỏi: “Sau gần một tuần Việt Nam tham gia tìm kiếm máy bay mất tích nhưng không có kết quả gì, các ông có mệt mỏi hay chán nản không?”, ông Gia nói: “Đây không chỉ là nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn mà còn có ý nghĩa nhân đạo phải thực hiện. Phía Malaysia vừa cảm ơn Việt Nam vì tích cực tìm kiếm máy bay mất tích trong vùng FIR Tp.HCM và nhờ Việt Nam tiếp tục tìm kiếm trong khu vực này”.

Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 14
Quang cảnh cuộc họp báo chiều 14/3 tại Phú Quốc. Nhiều phóng viên đã rời khỏi hòn đảo này sau nhiều ngày bám trụ - Ảnh: Người Lao Động.

17h (14/3): Tờ Wall Street Journal dẫn nguồn tin thân cận, bao gồm một quan chức quân sự và chuyên gia hàng không, cho biết, chiếc máy bay mất tích của hãng Malaysia Airlines đã liên tục gửi tín hiệu về địa điểm di chuyển của nó tới vệ tinh trong khoảng thời gian 5 giờ đồng hồ, sau khi biến mất khỏi màn hình radar hôm 8/3 vừa qua.

Các nguồn tin cho hay, vệ tinh cũng đã nhận được thông tin về tốc độ và độ cao của MH370 từ các tín hiệu “ping” ngắt quãng của máy bay. Tín hiệu “ping” cuối cùng được gửi từ trên một vùng nước, nhưng ở độ cao được cho là bình thường đối với một máy bay đang trong hành trình bay. Nguồn tin nói thêm rằng, hiện còn chưa rõ tới thời điểm nào thì các tín hiệu “ping” không còn xuất hiện.

Theo nhận định của nguồn tin, rất có thể hệ thống gửi đi các tín hiệu “ping” từ MH370 đã bị một ai đó trên máy bay cố tình ngắt hoạt động. Các nguồn tin từ chối cung cấp thông tin về hướng cụ thể của máy bay theo như tiết lộ của các tín hiệu nhận được.

Tuy nhiên, Mỹ hiện đang có kế hoạch cử máy bay giám sát tới một khu vực trên Ấn Độ Dương cách 1.000 dặm hoặc hơn về phía Tây của bán đảo Malay nơi máy bay cất cánh - theo tư lệnh William Marks, phát ngôn viên của Hạm đội số 7 thuộc Hải quân Mỹ.

Trong khi đó, một số nguồn tin thân cận tiết lộ với hãng Reuters rằng, radar quân sự đã nhận được những tín hiệu cho thấy, MH370 có thể bị lái một cách có chủ đích qua bán đảo Malay, về phía quần đảo Andaman của Ấn Độ. Đây là quần đảo nằm giữa biển Andaman và vịnh Bengal.

Theo đánh giá ban đầu, đường đi của MH370 theo như được chỉ ra trên radar quân sự cho thấy, sau khi mất tín hiệu kiểm soát không lưu, chiếc máy bay đã được điểu khiển chuyển hướng bởi ai đó được đào tạo kỹ lưỡng về hàng không.

Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 15
Vị trí của quần đảo Andaman trên bản đồ.

15h (14/3): Báo Star của Malaysia cho biết, khoảng hai triệu người trên thế giới đang tham gia phân tích những bức ảnh chụp vịnh Thái Lan từ vệ tinh do công ty DigitalGlobe của Mỹ cung cấp. Những người này đang chung tay vào nỗ lực tìm kiếm chiếc máy bay mất tích.

Hoạt động phân tích ảnh nói trên diễn ra trên trang Tomnod.com. "Hơn hai triệu người đã đánh dấu khoảng 645.000 điểm khả nghi, và đây trở thành chiến dịch lớn nhất của Tomnod trong lịch sử", trang web của DigitalGlobe cho hay. 

Cũng theo công ty này, trên Facebook đã có khoảng 216.000 người vừa lập tài khoản trực tuyến để phân tích các bức ảnh của Tomnod, tuy nhiên người dùng không nhất thiết phải làm điều này khi tham gia tìm kiếm.

Cuộc tìm kiếm MH370 bằng ảnh vệ tinh bắt đầu từ ngày 10/3, hai ngày sau khi máy bay mất tích.

Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 16
Thông báo kêu gọi cộng đồng cùng tham gia tìm kiếm máy bay mất tích trên website Tomnod.com.

10h20 (14/3): Giới chức Mỹ được hãng tin ABC dẫn lời nói hệ thống liên lạc của MH370 đã ngưng hoạt động một cách "có hệ thống", BBC đưa tin.
Theo đó, các bộ phận liên lạc của chiếc máy bay đã ngưng hoạt động ở các thời điểm khác nhau, biểu hiện cho thấy chiếc máy bay đã không bị lỗi kỹ thuật nghiêm trọng.

Máy phát dữ liệu ngưng hoạt động vào lúc 1:07 và máy phát tín hiệu, vốn có chức năng phát đi tọa độ của máy bay, ngưng hoạt động vào lúc 01:21, nguồn tin này cho biết.

Mặc dù Malaysia Airlines không đăng ký dịch vụ để gửi dữ liệu cho các vệ tinh của Boeing, tuy nhiên Boeing cũng đã nhận được những tín hiệu yêu cầu kết nối với vệ tinh được tự động phát đi từ chiếc máy bay này, hãng thông tấn AP dẫn lời giới chức Mỹ cho biết.

Nếu điều này là đúng, chiếc Boeing 777 rất có thể đã tiếp tục bay sau khi biến mất khỏi radar. Nếu giả thiết của phía Mỹ là đúng thì chiếc máy bay này có thể đã bay thêm được ít nhất 1.000 dặm nữa.

Mỹ đã tuyên bố sẽ gửi khu trục hạm USS Kidd sang vùng biển phía Tây Malaysia theo yêu cầu của Kuala Lumpur, BBC cho hay.
Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 17
Hình ảnh cuối cùng về chiếc máy bay mang số hiệu MH370 trên bầu trời trước khi mất tích - Ảnh: Reuters.

8h (14/3): 
Trang tin ABCNews cho hay, các quan chức Mỹ có “chỉ dấu” rằng chiếc phi cơ MH370 có thể đã đâm xuống Ấn Độ Dương và nay đang đưa tàu khu trục USS Kidd tới khu vực này để tìm kiếm.
Một quan chức cao cấp Lầu Năm Góc được ABCNews trích dẫn, nói tàu sẽ tới nơi trong vòng 24 giờ. “Chúng tôi có chỉ dấu cho thấy chiếc phi cơ đã rớt xuống Ấn Độ Dương”, quan chức này nói.

Ông này cũng nói có các chỉ dấu về việc máy bay đã bay thêm bốn hoặc năm giờ trước khi biến mất khỏi radar, và họ tin là nó đã rớt xuống dưới nước.

Các quan chức Lầu Năm Góc nói USS Kidd được đưa tới theo yêu cầu của Malaysia. Tàu này có chở trực thăng ở trên, cho nên có khả năng lùng tìm trong khu vực.

21h (13/3): Bộ trưởng giao thông Malaysia nói Trung Quốc nhầm lẫn khi công bố các tấm hình vệ tinh ban đầu được cho là của máy bay mất tích. 

Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Hishammuddin Hussein nói sứ quán Trung Quốc thông báo như vậy. 

Nhưng truyền hình nhà nước Trung Quốc vẫn tiếp tục đề cập các bức hình. Bản tin buổi tối 13/3 nói tàu chiến Trung Quốc vẫn đang kiếm tìm máy bay dựa theo các tấm hình chụp.

15h45 (13/3):
 Chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines, bị mất tích khi đang bay trên bầu trời vùng biển Đông, vẫn đủ khả năng bay thêm 4 bốn giờ nữa sau khi nó biến mất khỏi màn hình radar, Wall Street Journal dẫn nguồn từ các chuyên gia cơ quan an ninh Mỹ tham gia cuộc điều tra vụ mất tích máy bay, cho biết.

Malaysia Airlines và tập đoàn Rolls-Royce từng ký hợp đồng về chuyển giao dữ liệu thường xuyên trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ kỹ thuật máy bay Boeing. 

Dữ liệu được truyền về không chỉ cho thấy quá trình làm việc của động cơ mà còn gồm cả tọa độ cũng như vận tốc của máy bay. Nếu như những dữ liệu này là chính xác thì chiếc máy bay có thể bay qua khoảng cách 4.000 km nữa, mà như vậy nghĩa là nó có thể tới biên giới của Pakistan hoặc ở trên Ấn Độ Dương. Điều này có thể làm rối thêm hoạt động tìm kiếm vốn đã phức tạp khó khăn, Đài tiếng nói nước Nga tường thuận.

15h (13/3): Theo BBC, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường vừa tuyên bố sẽ tiếp tục tìm kiếm chiếc máy bay bị mất tích của Malaysia Airlines “dù chỉ còn một tia hy vọng”.

Thông điệp trên được ông Lý đưa ra sau khi Việt Nam và Malaysia thông báo hai nước này không tìm thấy các vật thể được vệ tinh của Trung Quốc chụp lại hôm 9/3.

“Chúng tôi sẽ không bỏ qua bất cứ manh mối nào được tìm thấy”, ông nói. “Chính phủ Trung Quốc kêu gọi các bên liên quan tăng cường phối hợp, điều tra ra nguyên nhân, định vị chiếc máy bay bị mất tích càng sớm càng tốt”

Trước đó Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã phàn nàn rằng thông tin hiện nay về đường bay của chiếc Boeing 777 là “quá nhiễu loạn”.

Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 18
Nhà chức trách Trung Quốc đã công bố ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy hình ảnh của ba vật thể lạ nổi trên mặt biển khu vực hợp lưu giữa biển Đông và Vịnh Thái Lan - Nguồn: BBC.

12h30 (13/3): Cục trưởng Cục Hàng không Dân dụng của Việt Nam, ông Lại Xuân Thanh vừa nói với BBC các máy bay của Việt Nam không tìm thấy bất cứ vật thể nào giống như trong hình do vệ tinh của Trung Quốc chụp hôm 9/3. 

Ông cũng cho biết các máy bay của Việt Nam đã được lệnh quay về căn cứ.

"Chúng tôi đang cử một tàu hải quân tiếp tục ra vị trí nghi vấn để tìm kiếm", ông nói.

12h (13/3): BBC đưa tin, Malaysia Airlines vừa thông báo bắt đầu từ ngày 14/3, hãng sẽ ngưng sử dụng mã số chuyến bay MH370 cho đường bay từ Kuala Lumpur - Bắc Kinh và mã số MH371 cho Bắc Kinh - Kuala Lumpur để bày tỏ lòng thành kính đối với phi hành đoàn và những hành khách trên chiếc máy bay bị mất tích. Hai mã số này sẽ được thay thế lần lượt bằng MH318 và MH319.

"Chúng tôi vẫn đang hướng suy nghĩ và những lời cầu nguyện đến gia đình những đồng nghiệp của chúng tôi cũng như những hành khách trên chuyến bay MH370", Malaysia Airlines cho hay.

11h (13/3): Hình chụp cả ba vật thể lạ được chụp vào Chủ nhật (9/3), một ngày sau khi chiếc máy bay biến mất, nhưng chỉ được công bố vào hôm thứ Tư (12/3). Vật thể lớn nhất có kích cỡ khoảng 24x22 mét.

Chiếc Boeing 777 có sải cánh khoảng 61 mét. Những vật thể trong hình ảnh từ vệ tinh cách vị trí cuối cùng của chiếc máy bay trên Biển Đông khoảng 150 dặm.

Vị trí này cũng cách nơi một công nhân làm việc trên một giàn khoan dầu báo là đã nhìn thấy một vật thể đang cháy trên bầu trời vào sáng thứ Bảy khoảng 250 dặm.

10h (13/3): Theo thông tin sáng nay từ AFP, nhà chức trách Trung Quốc đã công bố ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy hình ảnh của ba vật thể lạ nổi trên mặt biển khu vực hợp lưu giữa biển Đông và Vịnh Thái Lan, bị nghi là mảnh vỡ của chiếc máy bay mất tích. Bức ảnh được chụp vào 9/3 nhưng tới cuối ngày hôm qua mới được công bố.

Đây là những vật thể có kích thước lớn, trong đó vật thể lớn nhất có kích thước khoảng 22-24m. Tuy nhiên, theo ông Li Jiaxiang, Cục trưởng Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc nói rằng, hiện chưa có bằng chứng nào chứng minh đó là mảnh vỡ của máy bay mất tích. “Vệ tinh của Trung Quốc đã phát hiện thấy khói và những vật thể nổi… Hiện tại, chúng tôi chưa thể xác nhận những vật này có liên quan tới máy bay mất tích”, hãng tin Reuters dẫn lời ông Li.

Theo dự kiến, các nỗ lực điều tra sẽ tiếp tục được đẩy nhanh trong ngày hôm nay nhằm xác minh những hình ảnh mà vệ tinh Trung Quốc đã chụp được thực ra là gì.

18h20 (12/3): Malaysia cần sự trợ giúp của các chuyên gia để giải mã thông tin dữ liệu của phía quân đội, sau khi quân đội nước này bắt được tín hiệu của chuyến bay MH370 ở eo biển Malacca, Vietnam Plus dẫn lời Bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein, tại cuộc họp báo diễn ra chiều 12/3.

Đây là lần đầu tiên phía Malaysia chính thức xác nhận việc radar quân đội nước này bắt được tiếng "bíp" ở khu vực Tây Bắc Penang, khoảng 45 phút sau khi chiếc máy bay mất liên lạc với trung tâm lúc 1h30 ngày 8/3.

Người đứng đầu Không lực Hoàng gia Malaysia Tan Sri Rodzali Daud cung cấp thêm thông tin rằng tín hiệu phát ra lúc 2h15 ngày 8/3, gần đảo Penang về phía Tây Bắc, và nằm ở phía Bắc eo biển Malacca.

Bộ trưởng Hishammuddin Hussein cho biết, phía Malaysia đang làm việc với rất nhiều chuyên gia của Boeing và của Cơ quan Hàng không dân dụng Liên bang Mỹ, Ủy ban An toàn giao thông Mỹ để giải mã dữ liệu do phía quân đội cung cấp.

Tuy nhiên, ông cũng nói rằng thông tin máy bay quay trở lại eo biển Malacca mới chỉ là khả năng, và không chắc chắn tín hiệu máy bay đó có phải là chiếc Boeing 777-200 mang số hiệu MH370 của Malaysia Airlines hay không.

Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Hishammuddin Hussein cũng cảm ơn Việt Nam đã nỗ lực trong việc tìm kiếm máy bay mất tích.

Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 19
Một người phụ nữ giơ tấm biển với hàng chữ "Xin hãy trở về, MH370. Chúng tôi nhớ bạn" tại sân bay Kuala Lumpur (Malaysia), ngày 11/3 - Ảnh: Reuters.
17h (12/3): 
"Cho đến khi chúng tôi chưa tìm được máy bay và hộp đen, chúng tôi không thể giải đáp hết các đồn đoán ở bên ngoài", VnExpress dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng kiêm quyền Bộ trưởng Giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein tại cuộc họp báo cung cấp các thông tin liên quan đến chuyến bay MH370 mất tích, diễn ra chiều 12/3 tại Kuala Lumpur (Malaysia).

"Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi hiện nay là tìm kiếm máy bay", Bộ trưởng nói và phủ nhận thông tin rằng "đã phát hiện có thi thể trên biển".

Ông cho biết rằng khu vực tìm kiếm máy bay MH370 hiện bao phủ diện tích hơn 92.000 km2, gồm hơn 40.000 km2 ở eo biển Malacca và khoảng 48.000 km2 ở biển Đông, nhưng hiện nay vẫn chưa phát hiện được dấu vết gì.

Tư lệnh không quân Malaysia Rodzali Daud thì nói chiếc máy bay mất tích có thể đã được phát hiện lần cuối ở khoảng cách 200 dặm phía tây bắc đảo Penang.

Đại diện Malaysia Airlines Azharuddin Abdul Rahman nói, "chúng tôi xin đảm bảo chất lượng máy bay", khi được hỏi về các vết nứt trên cánh chiếc Boeing 777.

Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 20
Chiếc bè cứu sinh mà ngư dân Malaysia tìm được - Ảnh: New Straits Times.

16h (12/3): TS. Lương Hoài Nam, nguyên Tổng giám đốc Jetstar Pacific, viết trên trang mạng cá nhân: 

"Tìm kiếm cứu nạn hàng không là một việc hết sức phức tạp, vất vả và nguy hiểm, mọi người cần biết điều đó. Chiếc máy bay ở sân bay thì to, chứ giữa đại dương, giữa rừng nó chỉ nhỏ như cái kim. Rồi thông tin bị nhiễu bằng những lời đồn thổi, óc tưởng tượng của một số người. Mọi tình huống phải được đặt ra, cho đến khi biết chắc chắn máy bay ở đâu.

Nếu bạn nghĩ bạn là người hiểu biết và có trách nhiệm, hãy gạt những nghi ngờ, suy diễn ra khỏi đầu bạn.

Hãy nghĩ tới những nạn nhân và thân nhân của họ.

Hãy chia sẻ những khó khăn, thậm chí nguy hiểm của những người tham gia tìm kiếm, cứu nạn và cầu chúc cho họ những điều tốt lành.

Hãy đánh giá cao các nỗ lực tổ chức tìm kiếm của các nhà chức tránh Việt Nam và các nước. Họ đã và đang làm tốt các công việc của họ. Họ không thể trả lời ngay được mọi câu hỏi, thắc mắc của bạn. Họ đang nỗ lực cùng nhau tìm chiếc máy bay với hy vọng cứu được hành khách, tổ bay. Chính họ cũng bị thiếu thông tin và đang tìm thông tin, manh mối trong một cuộc tìm kiếm rất khó khăn.

Hãy cảm thông với Malaysia Airlines trong tình hình khó khăn và rối ren do vụ việc chuyến bay MH370 ngày 8/3.

Đừng suy diễn, nghi ngờ thiếu hiểu biết và vô căn cứ".

Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 21
Người nhà hành khách trên chuyến bay MH370 biểu quyết về thời hạn chót để Malaysia Airlines trả lời các yêu cầu của họ, bao gồm cả việc bồi thường thiệt hại về tinh thần, tại cuộc họp diễn ra tại một khách sạn ở Bắc Kinh (Trung Quốc), hôm 11/3 - Ảnh: Reuters

15h (12/3): Báo New Straits Times của Malaysia thông tin, một nhóm ngư dân đã phát hiện thấy một bè cứu sinh mang dòng chữ “Boarding” tại khu vực cách thị trấn cảng Dickson 20 km, gần eo biển Malacca, vào ngày hôm qua (11/3).

Một trong những ngư dân này, ông Azman Mohamad, 40 tuổi, nói họ phát hiện thấy chiếc bè cứu sinh trong tình trạng hư hỏng nặng và ngay lập tức báo cáo với cơ quan chức năng ở Malacca. Chiếc bè này rất nặng, đến nỗi các ngư dân không thể tự mang lên bờ.

“Chúng tôi đã cố buộc cái bè vào thuyền vì sợ nó sẽ chìm mất”, ông Azman nói.

Khi thuyền của nhà chức trách tới nơi, các ngư dân đã giao chiếc bè bị hỏng cho họ. Tuy nhiên, người phát ngôn của Cơ quan Thực thi Luật Biển Malaysia (MMEA) nói biết, chiếc bè đã chìm xuống biển khi họ đang cố kéo lên thuyền.

Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 22
Cuộc tìm kiếm máy bay mất tích đã bước sang ngày thứ 5 - Ảnh: AFP/Getty.


9h (12/3):
 Tuổi Trẻ cho biết, chỉ huy không quân Malaysia Rodzali Daud đã bác bỏ thông tin radar quân đội nước này dò được tung tích chuyến bay MH370 tại eo biển Malacca.

Trước đó, hôm 11/3, tờ Berita Harian của Malaysia dẫn lời hai quan chức quốc phòng Malaysia khẳng định chiếc máy bay B777-200 MH370 đã đổi hướng bay từ hướng đông sang hướng tây của Malaysia. Sau đó bay thẳng đến eo biển Malacca khoảng một giờ ở độ cao thấp trước khi biến mất khỏi màn hình radar của quân đội Malaysia.

Giới chức Malaysia chưa công bố chi tiết về dữ liệu mà radar ghi được về việc máy bay mất tích chuyển hướng và cũng chưa công bố bất kỳ thông tin cụ thể nào về cuộc điều tra, về mặt lý thuyết. 

Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 23
Vợ con của một hành khách trên chuyến bay Mh370, mất tích ngày 8/3 trên biển Đông - Ảnh: Reuters.

21h29 (11/3): 
TTXVN dẫn lời Đại tá Vũ Thế Chiến, Phó chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết, hiện Việt Nam chưa nhận được thông tin chính thức từ phía Malaysia, sau khi có thông tin của hãng Reuters dẫn lời quan chức quân đội Malaysia cho biết đã lần ra dấu vết chiếc máy bay trên radar tới eo biển Malacca, rất xa nơi máy bay có liên lạc lần cuối với cơ quan kiểm soát không lưu dân sự ngoài khơi bờ biển phía Đông nước này.

Do vậy, trước khi có thông tin chính thức, mọi công tác tìm kiếm vẫn tiếp tục.

Theo Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, đến 17h ngày 11/3, Việt Nam đã sử dụng 9 máy bay gồm ba máy bay AN 26, ba chiếc Mi 171, hai máy bay CASA và một thủy phi cơ DHC 6, bay 13 chuyến; chín tàu các loại tiếp tục công tác tìm kiếm tại hiện trường, mở rộng phạm vi về hướng Tây Bắc so với khu vực tìm kiếm hôm 10/3, tập trung tìm kiếm, xác minh các vật thể do máy bay phát hiện, trong đó tàu HQ 627 làm công tác bảo đảm.

Lực lượng nước ngoài tham gia có 14 máy bay, 22 tàu gồm: Malaysia với bốn máy bay, chín tàu; Singapore có hai máy bay, ba tàu; Trung Quốc với bốn máy bay, sáu tàu; Mỹ có bốn máy bay, ba tàu; Thái Lan với một tàu.

  1. Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 24
Vị trí đảo Pulau Kapas (dấu chấm đỏ) và hình phóng to trên bản đồ của Google Map.

21h03 (11/3) Theo tờ New Strats Times, sáng 11/3, 8 người dân làng ở Kampung Pantai Seberang Marang (Malaysia) đã tới trình báo cảnh sát rằng, vào ngày chiếc máy bay Boeing 777-200 của Malaysia Airlines mất tích, họ đã nghe được một âm thanh ồn ã từ hướng đảo Pulau Kapas gần đó.

Những người dân này nói rằng, vào khoảng 1h20 sáng ngày 8/3, họ đang ngồi cách bãi biển Marang chừng 400 mét, thì bất chợt nghe được một tiếng ồn rất lớn, giống như tiếng cánh quạt từ động cơ phản lực, từ phía đông bắc đảo Pulau Kapas. Họ đã chạy về hướng đó, nhưng không thấy có gì khả nghi.

Số người này chỉ quyết định trình báo sự việc trên cho phía cảnh sát, sau khi họ đọc được những tin tức về chuyến bay MH370 mất tích.

Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 25
Quân đội Malaysia tin rằng đã lần ra dấu vết chiếc máy bay bị mất tích bằng radar ở eo biển Malacca - Ảnh: BBC.

20h45 (11/3) Hãng thông tấn Bernama của Malaysia dẫn lời Tổng thư ký Interpol cho biết, cơ quan này không tin vụ mất tích máy bay Boeing 777-200 của Malaysia Airlines là kết quả của một vụ tấn công khủng bố. Tính tới lúc này, máy bay đã mất tích được 4 ngày.

Tổng thư ký Interpol Ronald Noble cũng cho biết, nhiều khả năng hai nam giới người Iran lên chuyến bay MH370 bằng hộ chiếu giả đã sử dụng đường dây của bọn buôn người chuyên nghiệp. Interpol đang làm việc với các quốc gia, tìm kiếm mọi đầu mối liên quan đến "khủng bố, phạm tội có tổ chức, di cư trái phép hoặc buôn bán người".

20h30 (11/3) Tân Hoa Xã cho biết, chiếc tàu thứ hai của hải quân Trung Quốc sáng 11/3 đã chính thức tham gia vào cuộc tìm kiếm quy mô quốc tế chiếc máy bay đang mất tích của hãng hàng không Malaysia Airlines, nhưng không phát hiện được bất cứ điều gì. 

Bản tin cho biết, tàu Jinggangshan đã tham gia cùng với tàu Mianyang và nhanh chóng bắt đầu các hoạt động tìm kiếm. Cả hai tàu hải quân này sẽ tìm kiếm không ngừng nghỉ với tất cả hệ thống giám sát được trang bị, bao gồm radar, camera hồng ngoại và các thiết bị tìm kiếm quang điện tử học. Hai chiếc trực thăng trên Jinggangshan cũng tiến hành tìm kiếm trên không.

Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 26
Cảnh sát chống khủng bố được vũ trang đầy đủ tuần tra tại nhà ga thuộc Sân bay Quốc tế Manila hôm 11/3 - Ảnh: AFP/Getty.

17h30 (11/3): Một nguồn tin quân sự của Reuters cho hay quân đội Malaysia tin rằng đã lần ra dấu vết chiếc máy bay bị mất tích bằng radar ở eo biển Malacca, rất xa so với nơi nó lần cuối cùng liên lạc với trạm lưu không dân dụng ở bờ biển phía đông của Malaysia. Eo biển Malacca là một trong những tuyến hàng hải bận rộn nhất thế giới, chạy dọc bờ biển phía tây của Malaysia.

16h (11/3): Vietnam Plus cho biết, cảnh sát Malaysia đã công bố ảnh chụp hai người sử dụng hộ chiếu giả để lên chuyến bay bị mất tích MH370, sau khi đã tiết lộ danh tính của một trong hai người, đồng thời bác bỏ khả năng họ là các thành viên của một nhóm khủng bố.

Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 27
Cảnh sát Malaysia đã công bố ảnh chụp hai người sử dụng hộ chiếu giả để lên chuyến bay bị mất tích MH370 - Ảnh: Vietnam Plus.

15h (11/3): BBC cho biết, tại cuộc họp báo vừa diễn ra tại Kuala Lumpur, các quan chức Malaysia nói họ đã nhận diện được một trong hai người dùng hộ chiếu giả để đi trên chuyến bay MH370.

Hành khách này tên là Pouria Nour Mohmammad Mehrdad, 19 tuổi, người Iran. Đại diện cảnh sát Malaysia cho biết anh này 'không có mối liên hệ với khủng bố'.

Mohmammad Mehrdad được cho là đang trên đường đến Đức qua ngõ Bắc Kinh để xin tỵ nạn. Đại diện cảnh sát Malaysia cho biết họ đã liên lạc với mẹ anh này ở Đức và được cho biết là bà đang đợi anh sang và bà biết là con trai sang Đức bằng hộ chiếu ăn trộm.

Còn hành khách thứ hai cũng dùng hộ chiếu người khác vẫn đang được điều tra, cảnh sát Malaysia cho biết.

Trước đó, đại lý mua vé máy bay cho hai hành khách đi bằng hộ chiếu mất cắp trên chuyến bay MH370 ở Pattaya, Thái Lan, cho biết họ được yêu cầu tìm vé thấp nhất để đi từ Kualar Lumpur sang châu Âu chứ không có yêu cầu cụ thể là chuyến bay MH370 đi Bắc Kinh.

Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 28
Quan chức cảnh sát Malaysia đã nhận diện được một trong hai người dùng hộ chiếu giả để đi trên chuyến bay MH370 - Ảnh: Getty.

14h50 (11/3): VnExpress dẫn lời Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đánh giá, trong ngày thứ 4, Việt Nam đã huy động lực lượng tối đa. Tuy nhiên, vẫn chưa phát hiện được điểm cụ thể của máy bay mất tích. 

"Đây là việc làm nhân đạo, cứu người. Rất nhiều người thân của các gia đình đang mong mỏi nên chúng ta thực hiện việc tìm kiếm với tinh thần cao nhất, cố gắng tìm được càng sớm càng tốt", Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ nói.

Ông cũng yêu cầu, cùng với việc mở rộng vùng tìm kiếm, phải dựa trên đường bay của máy bay Malaysia mất tích. 

"Ngày mai, tôi nhất trí về việc chúng ta sẽ tiếp tục tìm về phía Đông cũng như phía Tây vùng tìm kiếm như hiện nay. Đồng thời, mở rộng thêm khu vực đất liền, tập trung vào quân khu 9, quân khu 7, quân khu 5 và khu vực giáp với Campuchia. Bên cạnh đó chúng ta cần huy động người dân tham gia và đảm bảo công tác an toàn", Thượng tướng Tỵ nói.

10h00 (11/3): Tờ Straits Times dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết, hải quân nước này đã điều thêm tàu khu trục USS Kidd vào Biển Đông để phối hợp với tàu khu trục USS Pinckney, tham gia tìm kiếm chiếc máy bay mất tích MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines.

Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh nhà chức trách Malaysia thông báo sẽ mở rộng gấp đôi diện tích tìm kiếm chiếc máy bay chở 239 người biến mất hôm 8/3.

"Chúng tôi đang tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Malaysia trong các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ sau sự biến mất của chuyến bay MH370", Đại tá Steven Warren, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, tuyên bố. Theo lời ông này, hai tàu chiến trên đều có trực thăng MH60 Sea Hawk với camera hồng ngoại phục vụ tìm kiếm ban đêm.

Trước đó, hôm 9/3, tàu USS Pinckney từng phát hiện mảnh vỡ khả nghi, nhưng giới chức xác định nó không liên quan đến máy bay gặp nạn mà chỉ là một "thùng hàng cũ", ông Wareen cho biết.

Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 29
Phó tư lệnh Phòng không không quân Đỗ Minh Tuấn trả lời báo chí, liên quan đến vụ máy bay mất tích - Ảnh: Thuận Thắng/Tuổi Trẻ.

9h53 (11/3): Tuổi Trẻ dẫn lời Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Phạm Quý Tiêu nói: “Cho đến giờ tất cả mọi đánh giá, tiên liệu chúng ta còn rất ít hy vọng những gì tốt đẹp đối với chuyến bay này".

Ông cũng cho biết, đã yêu cầu UBND tỉnh Kiên Giang tiếp tục kêu gọi tàu thuyền của ngư dân, thông báo và yêu cầu hỗ trợ trong quá trình đánh cá nếu phát hiện gì thì báo kịp thời cho ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt là sở chỉ huy hiện trường, cũng như đề nghị tỉnh tổ chức sẵn sàng công tác y tế, bảo vệ hiện trường và phục vụ hậu cần khi phát hiện được máy bay bị nạn.

Về phương án tìm kiếm trong ngày 11/3, ông Tiêu cho biết các lực lượng gồm hải quân, hàng hải, không quân tiếp tục thực hiện các khu vực tìm kiếm ở vị trí mở rộng về phía đông và đông bắc. 

Ông Tiêu cũng thông tin: “Hôm qua có thông tin các bức ảnh chụp nghi là mảnh vỡ ở biển Vũng Tàu, tàu hải quân có ra xác định nhưng không có thông tin gì tốt đẹp hơn”.

Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 30
Máy bay cứu nạn của Việt Nam trên đường tìm kiếm máy bay mất tích - Ảnh: Reuters.

9h30 (11/3): Báo Telegraph dẫn nguồn tin BBC cho hay, hai hành khách sử dụng hộ chiếu đánh cắp trên chuyến bay MH370 là người Iran. Một người bạn của hai hành khách này cho biết đã tiếp đón họ ở Kuala Lumpur, sau khi họ từ Tehran sang đây vài ngày, trước khi lên máy bay tới Bắc Kinh.

Theo người bạn này, thì hai hành khách đó chỉ vì muốn nhập cư vào châu Âu, nên đã mua lại hai cuốn hộ chiếu bị đánh cắp. Hai cuốn hộ chiếu này vốn thuộc về một người Áo và một người Italy. Các hộ chiếu được mua ở Kuala Lumpur cùng với vé máy bay đến Amsterdam, Hà Lan, trung chuyển qua Bắc Kinh.

Người bạn trên cho biết thêm, một trong hai người Iran dự kiến đến Frankfurt, Đức, nơi mẹ của anh này đang sống. Người còn lại thì muốn sang Đan Mạch.

Cho tới nay, vẫn chưa có bằng chứng nào thực sự thuyết phục rằng chiếc máy bay Boeing 777-200 của Malaysia Airlines đã bị khủng bố. Nhiều giả thuyết khác cũng đã được đặt ra, trong đó bao gồm việc máy bay có thể bị nổ tung trên không, hoặc do trục trặc kỹ thuật, lỗi của phi công...

17h30 (10/3): Sẽ công bố hình ảnh hai hành khách sử dụng hộ chiếu giả trên chuyến bay MH370, đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Malaysia, ông Datuk Seri Hishammuddin Hussein tại cuộc họp báo chiều 10/3. Trước đó, camera an ninh của sân bay đã ghi lại hình ảnh của hai người sử dụng hộ chiếu giả để lên chuyến bay MH370.

16h15 (10/3): Tuổi Trẻ dẫn thông tin cho biết, hai máy bay CASA 8981 và 8982 của Cảnh sát biển Việt Nam xuất phát từ Hải Phòng đã có mặt tại khu vực quân sự sân bay Tân Sơn Nhất. Sáng 11/3, hai máy bay này sẽ bay đến vị trí nghi máy bay Malaysia mất tích.

Đây là loại máy bay hiện đại, có khả năng bay liên tục trên biển 5 tiếng đồng hồ, có hệ thống chụp ảnh, ghi nhận tín hiệu hiện đại.

Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam cho biết trực ban sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn khu vực 3 thông báo tàu HQ 637 báo về đã vớt được vật thể lạ cách đảo Thổ Chu 130km về phía Tây Nam. Vật thể được xác định là nắp cuộn cáp đã đóng rêu. Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn yêu cầu tàu HQ 637 giữ vật thể tìm được, chụp ảnh gửi về sở chỉ huy.

15h55 (10/3): Thông tin từ báo Giao thông Vận tải cho biết, tàu HQ 637 đã vớt được vật thể nghi là xuồng cứu sinh.

Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 31
Xuồng cứu sinh (life raft) được trang bị trong máy bay Boeing 777. Thông thường một máy bay Boeing 777 có 8 xuồng cứu sinh - Ảnh tư liệu.

14h05 (10/3): Máy bay của Singapore thông báo về các trung tâm tìm kiếm, phát hiện được một vật giống xuồng cứu sinh tại tọa độ 08 độ 16'05''N - 102 độ 51'11'' E. Malaysia cũng yêu cầu cử phương tiện gần đấy để tới tìm kiếm. Dự kiến sau hai tiếng, phương tiện Việt Nam sẽ tiếp cận vị trí trên.

Trước đó, lúc 10h20, máy bay của cảnh sát biển Việt Nam phát hiện vật thể lạ màu vàng da cam ở vị trí cách đảo Thổ Chu (Kiên Giang) 177 km về phía Tây Nam (tọa độ 07 độ 47'30N - 102 độ 57'12E). Nhìn từ máy bay, vật thể lạ có hình vuông, màu da cam. Sở chỉ huy tại Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã điều động phương tiện di chuyển về tọa độ có vật thể lạ mới được phát hiện để trục vớt.

Tuy nhiên, do bay tốc độ cao, nên khi phát hiện vật thể lạ, quay lại thì vật thể đã mất. Máy bay đã lượn quanh khu vực tìm kiếm nhưng không thấy nữa. Ngoài ra, mặt biển lúc đó có sóng khá mạnh, nên khó hạ cánh. Lúc đấy máy bay bay thấp khoảng 60 - 70 m.

Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 32
Điều hành công tác cứu hộ từ trung tâm tại Hà Nội - Ảnh: Zing.

10h38 (10/3): Thanh Niên cho biết, trên các trang mạng xã hội đang lan truyền thông tin về một bức thư của tác giả tự xưng là 'Người lãnh đạo nhóm cảm tử Trung Quốc', tuyên bố tổ chức này đứng sau vụ máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích, nhằm trả thù cho người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Diễn đàn trực tuyến Boxun (Trung Quốc) đã cho đăng tải bức thư nặc danh được gửi tới một nhà báo có tiếng ở Trung Quốc, có đầu đề “Thanh minh và giải thích về sự kiện chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines”. Tác giả bức thư viết, “mọi người không cần phải tìm nữa, bởi vì tất cả những người trên chuyến bay này đã về với Chúa Trời rồi”.

Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 33
Diễn đàn trực tuyến Boxun (Trung Quốc) đã cho đăng tải bức thư nặc danh được gửi tới một nhà báo có tiếng ở Trung Quốc, có đầu đề “Thanh minh và giải thích về sự kiện chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines”.

10h34 (10/3):
 Phóng viên VOV đang có mặt tại Cà Mau thông tin: hiện tại hai máy bay AN261 và AN262 của Quân chủng Hải quân đang tiếp tục tìm kiếm vật thể nghi của máy bay mất tích.

Ngoài ra, chiếc trực thăng mang số hiệu Mi - 17102 thuộc Trung đoàn 917, Sư đoàn 370 cũng đang thực hiện nhiệm vụ chở đoàn công tác Bộ Giao thông Vận tải thị sát vùng biển nghi có máy bay mất tích.

10h00 (10/3): Hãng thông tấn Malaysia Bernama dẫn lời Bộ trưởng Bộ Nội vụ nước này, ông Zahid Hamidi, cho biết, hai hành khách sử dụng hộ chiếu ăn cắp để lên chiếc máy bay mất tích đều có nhận dạng khuôn mặt "mang đặc trưng châu Á". Trước đó, các quan chức Malaysia nói họ đã kiểm tra hình ảnh các hành khách lên máy bay, ghi lại từ camera an ninh.

"Tôi đang chất vấn các nhân viên di trú là tại sao họ không nghi ngờ khi hai khách mang hộ chiếu Italy và Áo lại có khuôn mặt châu Á", ông Hamidi nói.

"Chúng tôi đã điều tra nội bộ, đặc biệt là bộ phận an ninh, di trú, hải quan, những người làm nhiệm vụ tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur trong thời gian làm thủ tục cho chuyến bay MH370", ông cho biết thêm.

Ảnh: AP, Getty, AfP, Xinhua

9h00 (10/3): Thông tin từ VnExpress cho biết, lực lượng cứu hộ vẫn chưa tìm thấy mảnh composite nghi của máy bay gặp nạn. Cảnh sát biển Vùng 4 đã mở rộng khu vực tìm kiếm nhưng chưa tìm được vật thể. "Chúng tôi đang tiếp tục bám trụ khu vực này, có thể điều động tàu tiếp thêm nhiên liệu cho các tàu cứu hộ", Đại tá Doãn Bảo Quyết, Chính ủy Cảnh sát biển Vùng 4, nói.

Trước đó, trực thăng Mi 171 số 02 đã cất cánh tại sân bay Phú Quốc lúc 8h41, chở Thứ trưởng Giao thông Vận tải Phạm Quý Tiêu ra khu vực nghi vấn có vật thể lạ.

22h50 (9/3): 
Tổ chức Cảnh sát Quốc tế (Interpol) ra tuyên bố cho hay, những thông tin về các vụ đánh cắp hai cuốn hộ chiếu của hành khách người Áo hồi năm 2012 và hành khách người Italy năm 2013 đã có trong hồ sơ dữ liệu của cơ quan này. 

Tuy nhiên, không có nước nào kiểm tra dữ liệu của họ về các cuốn hộ chiếu trong khoảng thời gian chúng bị mất cắp và thời điểm máy bay cất cánh.

Interpol cũng cho biết họ đang điều tra cả những cuốn hộ chiếu khác được sử dụng trên chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines, và xác định "danh tính thật" của những người sử dụng hộ chiếu bị đánh cắp. Tổng thư ký Interpol cho biết, "điều đáng lo ngại là bất kỳ hành khách nào cũng có thể lên một chuyến bay quốc tế với cuốn hộ chiếu bị mất cắp mà thực tế đã nằm trong hồ sơ của Interpol".

Trước đó, vào chiều 9/3, Đại sứ quán Trung Quốc tại Kuala Lumpur cho biết, cơ quan này đang xác minh thông tin về việc hai cuốn hộ chiếu này được sử dụng bởi những kẻ mạo danh để lên máy bay, đồng thời khẳng định phía Italy và Áo đã xác nhận có hai cuốn hộ chiếu trước đó đã được thông báo là bị mất.

Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 35
Mảnh vỡ nghi của máy bay mất tích, ảnh do thuỷ phi cơ của Việt Nam chụp.
22h30 (9/3): Nguồn tin từ Malaysia Airlines cho biết, chiếc máy bay mất tích từng bị hỏng cánh vào năm 2012, nhưng đã được sửa an toàn để tiếp tục bay. 

"Chiếc máy bay bị hư phần đầu cánh do va chạm. Tuy nhiên, nó đã được hãng Boeing sửa lại và được sự xác nhận đảm bảo an toàn để tiếp tục bay của các cơ quan chức năng khác”, Giám đốc điều hành Ahmad Johari Yahya nói.

22h18 (9/3): 
Ngày 10/3, một đoàn phóng viên báo chí quốc tế dự kiến đến Phú Quốc để tiếp cận thông tin về cuộc tìm kiếm cứu nạn máy bay mất tích.

20h30 (9/3): Malaysia đã xin phép Cục Hàng không Việt Nam cho phép 5 máy bay của nước này vào khu vực phát hiện được những mảnh vỡ nghi của máy bay gặp nạn để tìm kiếm, vì khu vực này nằm trong lãnh hải và không phận Việt Nam. 

Nếu được phía Việt Nam đồng ý, họ sẽ thực hiện bay tìm kiếm ngay trong đêm. 

19h20 (9/3): 
Một thủy phi cơ của hải quân Việt Nam thông báo đã phát hiện mảnh vỡ nghi của máy bay ở khu vực gần nơi máy bay Singapore thông báo có vật khả nghi. Do trời tối, nên chiếc thủy phi cơ đã không thể hạ cánh để kiểm tra cụ thể những vật thể này. Hiện thủy phi cơ đã trở về đất liền.
Trước đó, thông tin từ cuộc họp tại trụ sở Bộ Quốc phòng cho biết, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đồng ý lập sở chỉ huy cứu nạn ở Phú Quốc.

18h45 (9/3):
 Liên quan đến vụ máy bay mất tích, Phó thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.

Phó thủ tướng khẳng định, Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng Việt Nam sẵn sàng tạo mọi điều kiện và phối hợp cùng lực lượng cứu hộ của Trung Quốc và các nước liên quan tham gia tìm kiếm trong khu vực nghi máy bay mất tích, cũng như giải quyết các công việc liên quan tiếp theo.

Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị gửi lời cảm ơn chân thành của Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đến Chính phủ và nhân dân Việt Nam về sự quan tâm, hỗ trợ hết sức kịp thời, tích cực của Việt Nam. 

Phía Trung Quốc tin tưởng và đánh giá cao những biện pháp mà các lực lượng tìm kiếm cứu nạn của phía Việt Nam đang triển khai. 

Trong thời gian tới, mong phía Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện giúp tìm kiếm, cứu nạn; đồng thời cho phép, tạo điều kiện cho các lực lượng cứu hộ Trung Quốc được tham gia triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn.

Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 36
Phó thủ tướng - Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị - Ảnh: VGP/Hải Minh.
17h (9/3): Lực lượng tìm kiếm của Mỹ đã xác minh vật thể khả nghi do máy bay Singapore phát hiện trên vùng biển Malaysia, gần đảo Thổ Chu không liên quan đến máy bay mất tích. 

15h55 (9/3): Cục phó Cục Hàng không Đinh Việt Thắng cho biết, một máy bay của lực lượng không quân đã lên đường tới khu vực phát hiện vật khả nghi. 

Một tàu của hải quân cũng đã xuất phát và dự kiến tiếp cận khu vực vào 19h tối nay. Một tàu cứu nạn hàng hải cũng đã xuất phát, dự kiến tới nơi sau đó chừng nửa giờ đồng hồ.

Trước đó, máy bay C130 của Singapore được cho là đã phát hiện được vật thể màu vàng trôi dạt trên vùng biển Malaysia, cách vùng biển Nam Thổ Chu (huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) khoảng 50 hải lý.

Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 37
Khu vực xung quanh đảo Thổ Chu (Việt Nam) hiện là một trong những điểm nóng trong việc tìm kiếm máy bay mất tích.

15h50 (9/3): Tuổi Trẻ cho biết, sau khi phát hiện vật thể lạ trên biển, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Trung tướng Võ Văn Tuấn đã đề nghị cho thủy phi cơ DHC6 cơ động từ Cam Ranh ra vị trí phát hiện vật thể này. Đồng thời điều máy bay AN 26 từ Tân Sơn Nhất ra xác minh.

Trong khi đó, TTXVN dẫn nguồn tin từ Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn cho biết, các lực lượng của Việt Nam tiếp tục mở rộng khu vực tìm kiếm máy bay mất tích của Malaysia Airlines.

Đã có 3 chiếc máy bay A56 của Việt Nam đã được điều tới khu vực tìm kiếm trên biển. Trong đó, chiếc đầu tiên tiếp tục bay như ngày 8/3, mở rộng khu vực tìm kiếm lên phía Nam đảo Thổ Chu. Chiếc thứ hai đã tới nơi sáng 9/3 và một tàu nữa dự kiến 17h hôm nay sẽ tới hiện trường.

Trên vùng tìm kiếm, lực lượng hải quân và cảnh sát biển đang theo sát tình hình.

Theo kế hoạch, vào khoảng 17h chiều 9/3, Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn Quốc gia sẽ tiến hành họp với Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải để phân tích tình hình và tiếp tục hỗ trợ nước bạn tìm kiếm.

Về phía Malaysia, nhà chức trách nước này cũng đã mở rộng phạm vi tìm kiếm sang cả bờ biển phía tây và đã đề nghị Indonesia tham gia hỗ trợ. Hoạt động tìm kiếm cho tới nay vẫn tập trung tại vùng biển phía đông nước này.

Trong một diễn biến khác, Malaysia đã mở cuộc điều tra nghi án khủng bố, nhắm vào những hành khách khả nghi đã đi trên chiếc máy bay bằng hộ chiếu lấy cắp. Trước đó, Cục Điều tra Liên bang Mỹ cũng đã vào cuộc để điều tra chiếc máy bay mất tích theo hướng tương tự.

15h10 (9/3): Ban Chỉ huy Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn Hàng không nhận được thông báo cùng lúc từ đội tìm kiếm của Singapore và Malaysia về vật khả nghi. Họ đề nghị Việt Nam có trực thăng hoặc tàu biển gần đó lập tức ra giúp đỡ.

Theo đó, máy bay của Singapore và tàu biển của Malaysia cùng tìm thấy vật khả nghi trên biển. Tọa độ vật khả nghi mà cả hai phía cung cấp đều giống nhau, ở 08 độ 21 phút 36 giây Đông - 103 độ 13 phút 30 giây Bắc, vị trí này cách đảo Thổ Chu 100 km.

15h (9/3): Tờ South China Morning Post đăng tải một số bức ảnh về nhiều mảnh vụn trên mặt biển ở nơi chiếc máy bay MH370 bị mất liên lạc. Số ảnh này được cho là do một hành khách Trung Quốc chụp được từ một máy bay khác của Malaysia Airlines bay từ Bắc Kinh tới Kuala Lumpur sáng 9/3.

Các bức ảnh cho thấy, những mảnh vụn đang trôi trên vùng biển nằm cách thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia khoảng 90 phút đi máy bay. Tin từ South China Morning Post cho hay, chủ nhân những bức ảnh nói đã chụp được chúng từ cửa sổ máy bay trên độ cao 11.000 m vào khoảng 6h45 sáng 9/3, sau đó đã tải lên trang mạng xã hội của mình.

Hiện chưa thể xác định được những mảnh vụn này là gì, song tọa độ mà người hành khách đã chụp được những bức ảnh trên, dường như phù hợp với nơi chiếc bay MH370 bị mất liên lạc và cũng chính là nơi mà các tàu của Malaysia và Việt Nam đang tìm kiếm.

Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 38
Một bức ảnh được cho là do hành khách bay từ Bắc Kinh tới Kuala Lumpur công bố trên mạng hôm 9/3, cho thấy nhiều mảnh vụn trên mặt biển - Ảnh: South China Morning Post.

13h40 (9/3): Tuổi Trẻ dẫn thông tin từ ông Đinh Đức Tuấn - Phó trưởng ban An toàn chất lượng, an ninh của Vietnam Airlines, cơ trưởng Boeing 777 - cho rằng máy bay Boeing 777 được thiết kế để hoạt động được trong nhiều thời tiết khắc nghiệt và máy bay mất liên lạc trong điều kiện thời tiết tốt nên có thể loại trừ máy bay mất tích do thời tiết. 

Về những lý do có thể làm máy bay Boeing 777, ông Tuấn cho biết nếu là do hở buồng kín thì với độ cao và tốc độ của chiếc máy bay tại thời điểm mất tích, phi công vẫn có khoảng hơn 4 phút để liên lạc.

Nếu máy bay chết hai động cơ một lúc thì vẫn có khoảng 20 phút để lướt thêm 200 dặm, đủ thời gian cho phi công xử lý và có liên lạc.

Còn trường hợp cháy hoặc có khói trong buồng lái thì phi công cũng đủ thời gian thông báo về trung tâm. Nhưng theo ông Tuấn khả năng bị cháy buồng lái của loại máy bay này là thấp.

Loại trừ các giả thiết, ông Tuấn nhận định máy bay cùng lúc mất liên lạc và mất tín hiệu trên ra đa mà không có bất cứ thông tin cảnh báo là rất khó hiểu.

Bởi vì máy bay Boeing 777 có đến 4-5 loại hình liên lạc nên rất khó mất liên lạc hoàn toàn. Trường hợp này chỉ có thể xảy ra khi phi công lỡ tay tắt chế độ stand by hoặc cố tình tắt thì mới không liên lạc được và rada mặt đất cũng không xác định được.

Vì vậy, dư luận thế giới đặt nghi vấn máy bay có thể bị đánh bom, khủng bố, phi công tự sát.

12h30 (9/3): Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Malaysia Hishamuddin Hussein, các nhóm điều tra đang xem xét khả năng chiếc máy bay này đã bay vòng trở lại sau khi mất liên lạc. Ông Hussein cũng nói rằng, khu vực tìm kiếm chiếc máy bay này đã được mở rộng.

Ông Rodzali Daud, Tư lệnh lực lượng không quân Malaysia, cũng cho biết, “chúng tôi đã kiểm tra dữ liệu trên radar mà chúng tôi có và phát hiện có khả năng chiếc máy bay đã quay đầu”.

12h00 (9/3): Tờ Malaysia Insider sáng nay cho biết, cơ quan chức năng Malaysia vừa phát hiện thêm hai hành khách sử dụng hộ chiếu ăn cắp. Trước đó, các cơ quan chức năng đã phát hiện được hai người châu Âu có tên trong danh sách hành khách nhưng thực chất là không phải.

Cả 4 người bị cho là dùng hộ chiếu giả trên chuyến bay MH370, đều mua vé ở hãng hàng không China Southern Airlines, Trung Quốc. Đây là đối tác của Malaysia Airlines trong chuyến bay quốc tế Kuala Lumpur - Bắc Kinh.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Malaysia, ông Hishamuddin Hussein, đã yêu cầu kiểm tra lại toàn bộ hành khách có tên trong danh sách bay của hãng Malaysia Airlines. "Tôi đã nắm được cả 4 cái tên trên", ông Hishamuddin Hussein nói.

Ông Hussein xác nhận giới chức trong nước đã gặp các nhân viên Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) để phối hợp việc điều tra. Họ không loại trừ khả năng máy bay bị khủng bố và không loại trừ còn những người khác cũng sử dụng hộ chiếu giả.

Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 39
Thân nhân một hành khách trên chiếc máy bay bị mất tích - Ảnh: Getty. 

10h25 (9/3): Hãng hàng không Malaysia Airlines vừa đưa ra tuyên bố rằng, hãng này hiện lo sợ điều tệ hại nhất đã xảy ra với chiếc Boeing 777-200 bị mất tích hơn 24 giờ qua, đồng thời cho biết đang phối hợp với một công ty chuyên khắc phục thảm họa của Mỹ.

"Trước việc lo sợ điều tệ hại nhất xảy ra, một tổ chức chuyên gia về xử lý khắc phục thảm họa từ Atlanta, Mỹ sẽ hỗ trợ Malaysia Airlines vào thời điểm quan trọng này", tuyên bố của hãng hàng không Malaysia nêu rõ.

Trước đó, đại diện của hãng này cũng từ Malaysia tới Bắc Kinh để giải quyết vụ việc và an ủi gia đình những người có mặt trên chuyến bay mất tích. Đại diện hãng đã nói lời “xin lỗi" với những người có mặt tại cuộc họp báo ở sân bay Bắc Kinh.

Trong khi đó, kênh NBC News đưa tin các nhà chức trách Mỹ đang điều tra về những lo ngại khủng bố liên quan tới vụ máy bay mất tích nói trên, sau khi có tin có hai người châu Âu trong số hành khách trên chuyến bay, nhưng thực tế không phải.

Các hãng tin quốc tế cho biết, một người Áo và một người Italy nằm trong danh sách hành khách của chuyến bay MH370 được xác nhận là không có mặt trên máy bay và hộ chiếu của họ được cho là bị đánh cắp ở Thái Lan.

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) sẽ rà soát lại nhân thân từng hành khách, xem các đoạn video từ quầy vé đến phần kiểm tra an ninh và lên máy bay, rồi so sánh với dữ liệu chống khủng bố, xem có trường hợp nào liên quan đến Al-Qeada hay các tổ chức cực đoan khác không.

Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 40
Thủ tướng Malaysia Najib Razak (giữa) đến sân bay Kuala Lumpur an ủi người thân của các hành khách trên chiếc máy bay bị mất tích - Ảnh: Reuters.
10h (9/3): VnExpress dẫn lời Đại tá Lê Văn Minh, Chỉ huy trưởng Cảnh sát biển vùng 4 (Cà Mau) cho biết, hiện đơn vị có hai tàu đang có mặt ở hiện trường.

“Từ suốt cả đêm qua, 50 cán bộ, chiến sĩ trên hai tàu triển khai các hoạt động tìm kiếm như dùng hệ thống rađa, sử dụng camera, ống kính hồng ngoại quan sát đêm trên vùng biển trong phạm vi hơn 130 km2 tại khu vực không quân phát hiện có vết nghi dầu loang. Đến gần 10h sáng nay, hai tàu cảnh sát biển vùng 4 vẫn chưa phát hiện gì”, Đại tá Minh nói.

Cảnh sát biển Vùng 4 đang tiếp tục điều động tàu cứu hộ chuyên dụng CSB 9003 và tàu CSB 2002 với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, cơ số thuốc để bổ sung lực lượng tham gia tìm kiếm. 

“Hiện các tàu đang ở khu vực vùng biển phía Nam cách đảo Thổ Chu 130 hải lý. Chúng tôi đang mở rộng vùng biển tìm kiếm rộng từ 20 đến 35 hải lý sang vùng biển Maylaysia dưới sự chỉ huy của tàu SAR 413 của Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn hàng hải Khu vực 3 (Bà Rịa-Vũng Tàu)", ông Minh nói.

8h30 (9/3): AFP dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, khu trục hạm USS Pinckney đang đến biển Đông để hỗ trợ tìm máy bay mất tích, mang theo hai trực thăng tìm kiếm và cứu nạn.

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cử một nhóm nhân viên đến Malaysia để hỗ trợ điều tra. Giới chức Mỹ cũng không loại trừ khả năng khủng bố hoặc nguyên nhân nào khác khiến chiếc máy bay biến mất.

8h (9/3): TTXVN dẫn thông báo của Malaysia Airlines cho biết, trên chuyến bay có 158 người Trung Quốc, trong đó có hai người được cho là người Duy Ngô Nhĩ tới từ Tân Cương, một điểm nóng bất ổn của Trung Quốc. 

Trong khi đó, có ít nhất hai trường hợp đi trên máy bay mất tích là sử dụng hộ chiếu ăn cắp, nhưng chưa rõ có phải là hai người Duy Ngô Nhĩ nói trên hay không. Các quan chức không loại trừ âm mưu khủng bố. 

Đáng chú ý vụ mất tích máy bay trên đường tới Bắc Kinh, với 153 người Trung Quốc trên khoang, diễn ra cũng chỉ vài ngày sau vụ khủng bố đẫm máu tại nhà ga Côn Minh khiến nhiều người thiệt mạng, mà nhà chức trách Trung Quốc quy cho các phẩn tử khủng bố ở Tân Cương thực hiện.

18h (8/3): Bộ Giao thông Vận tải gửi thông cáo về vụ mất tích máy bay, trong đó cho biết các thông tin đáng chú ý:

- Ngay sau khi mất tín hiệu liên lạc của chuyến bay, ACC HCM đã thông báo ngay với ACC Singapore và ACC Kuala-Lumpur về việc không có tín hiệu liên lạc và tín hiệu radar của máy bay này; đồng thời Công ty Quản lý bay miền Nam đã liên lạc ngay với nhà khai thác máy bay của Malaysia và các cơ quan hàng không liên quan để xác định tình trạng của chuyến bay; đã thông báo ngay với Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn khẩn nguy Quốc gia báo cáo Cục Hàng không Việt Nam để làm thủ tục báo cáo các cấp có thẩm quyền.

- Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho các nước liên quan, phối hợp với Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn Quốc gia và các cơ quan liên quan của Việt Nam để khẩn trương thực hiện công tác tìm kiếm và cứu nạn.

- Cục Hàng không Việt Nam và Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đã kích hoạt sở chỉ huy tại Công ty Quản lý bay miền Nam và Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng không; đưa các lực lượng tìm kiếm cứu nạn vào cấp.

- Sở chỉ huy đã triển khai công tác hiệp đồng đến tất cả các bên liên quan của Hàng không dân dụng, Hàng hải và Quân sự Việt Nam, hàng không dân dụng của Malaysia và Singapore; thực hiện các thủ tục thông báo hàng không.

Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 41
Bản đồ đánh dấu vùng bay mới. Hình chữ nhật đứng là vùng bay của Việt Nam (bên trong có một đường kẻ nhỏ là ranh giới vùng cũ). Ô vuông nằm nghiêng là vùng bay của Singapore. Vị trí ngòi bút là vùng nghi vấn dầu loang. Vùng kẻ sẫm chùm điểm nghi vấn là vùng tìm kiếm của Việt Nam ngày 9/3 - Ảnh: VnExpress.

- Sở chỉ huy đã báo cáo Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn Quốc gia, Quân chủng phòng không không quân để làm thủ tục cho tàu bay tìm kiếm cứu nạn của Malaysia và Singapore vào phối hợp thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn.

- Sở chỉ huy đã tổ chức xác định khu vực tìm kiếm cứu nạn, lập Kế hoạch và Phương án bay Tìm kiếm cứu nạn và báo cáo Ủy ban Tìm kiếm cứu nạn Quốc gia để điều động tàu bay tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam tham gia tìm kiếm.

- Thường xuyên hiệp đồng với các trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn của Malaysia và Singapore; phối hợp thực hiện các yêu cầu liên quan của bạn; 3 máy bay tìm kiếm cứu nạn của Malaysia và 1 máy bay C130 của Singapore đã cất cánh, khoảng 12h30 - 13h00 (giờ địa phương) vào khu vực tìm kiếm cứu nạn. Máy bay quân sự của Việt Nam cũng đã sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

- Đài thông tin duyên hải (Công ty Thông tin điện tử hàng hải Việt Nam đã phát thông báo cho các tàu biển hàng hải qua khu vực có tọa độ 06o55’19’’N - 1030 34’28’’E tăng cường quan sát để phát hiện và báo cho đài thông tin duyên hải và Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam.

- Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn hàng hải Khu vực 3 đã điều động tàu tìm kiếm cứu nạn ra tìm kiếm trong vùng lãnh hải Việt Nam gần tọa độ 06o55’19’’N – 1030 34’28’’E

- Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng và các phó thủ tướng về việc việc tạo điều kiện và hỗ trợ tối đa cho công tác tìm kiếm cứu nạn, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã khẩn trương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ phối hợp với lực lượng của Quân chủng Phòng không Không quân, Quân chủng Hải quân đang triển khai phương án phối hợp tìm kiếm tại khu vực giáp ranh giữa vùng FIR Hồ Chí Minh và FIR Kuala Lumpur (Malaysia), nơi tàu bay mất liên lạc và kiểm soát ra đa.

- Một tàu bay AN26 của Quân chủng Phòng không Không quân đã cất cánh tham gia tìm kiếm lúc 14h30. Một tàu AN26 khác cũng chuẩn bị cất cánh. Tàu Hải quân và tàu tìm kiếm, cứu nạn hàng hải đang tiếp cận khu vực tìm kiếm. 7 tàu bay AN26, trực thăng MI171 và 9 tàu hải quân chuẩn bị sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ khi phát hiện vị trí lâm nạn. Ngoài ra, đã triển khai thông báo cho tất cả các tàu thuyền hoạt động trong khu vực này cung cấp thông tin và tham gia ứng cứu cho tàu bay lâm nạn.

Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 42
Binh sỹ Philippines chuẩn bị tham gia cứu hộ máy bay Malaysia mất tích, tại căn cứ không quân Antonio Bautista ở Puerto Princesa ngày 8/3 - Ảnh: AFP/TTXVN.

17h (8/3): VnExpress dẫn thông tin từ cuộc họp diễn ra tại trụ sở Cục Hàng không Việt Nam (Hà Nội), theo đó chiều nay Việt Nam đã cử hai máy bay cùng một tàu tìm kiếm cứu nạn tiến ra biển, phối hợp cùng quốc tế tìm kiếm chiếc Boeing 777-200 của hãng hàng không Malaysia Airlines.

Khoảng 16h30, một chiếc máy bay khảo sát của Việt Nam báo về trung tâm chỉ huy về việc phát hiện một vệt như là dầu loang trên biển. Vệt này dài 20 km, nằm ở toạ độ 0755N - 1031852E, trong vùng FIR của Việt Nam. Tàu bay chưa khẳng định đây là dầu loang vì chưa thể tiếp cận gần hiện trường đã phải quay về tiếp nhiên liệu.

Chiếc khảo sát thứ hai đã bay ra tiếp tục công việc tìm kiếm.

15h (8/3): Báo Star của Malaysia cho biết, Hải quân nước này đã liên lạc với Hải quân Việt Nam để xác minh thông tin cho rằng đã phát hiện thấy dấu vết của chiếc máy bay mất tích gần đảo Thổ Chu của Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước này Datuk Seri Hishammuddin Tun Hussein, nói rằng, đến 14h chiều nay theo giờ Malaysia, các thông tin về chiếc máy bay rơi ở gần đảo Thổ Chu đã được xác định là "không chính xác".

“Các bản tin đề cập đến Hải quân Việt Nam, nên chúng tôi phải xác minh với họ”, ông Datuk Seri Hishammuddin Tun Hussein nói trong một cuộc họp báo.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Malaysia cũng nói rằng, chính phủ nước này đã triển khai tất cả tàu hải quân tại khu vực gần nơi mà chiếc máy bay mất tín hiệu.

13h30 (8/3): Reuters dẫn nguồn tin từ Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) cho biết, phía Trung Quốc đã cử hai tàu cứu hộ hải quân tới biển Đông để hỗ trợ nỗ lực cứu hộ chiếc máy bay của Malaysia Airlines.

Trong khi đó, Malaysia và Philippines cũng đã cử tàu tuần tra biển, máy bay để tìm kiếm cứu nạn. Lực lượng hải quân của Việt Nam cũng đã sẵn sàng.

Báo Star của Malaysia đưa tin, Thủ tướng nước này Datuk Seri Najib Tun Razak đã kêu gọi thực hiện tất cả mọi biện pháp có thể để xác định chiếc máy bay mất tích. 

“Tôi dành tất cả tâm trí và những lời cầu nguyện cho gia đình của những người đi trên chuyến bay MH370. Tôi đã yêu cầu thực hiện tất cả các biện pháp có thể”, ông Najib viết trên trang Twitter cá nhân.

Báo Công an Tp.HCM cho biết sáng nay, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cà Mau đã phát đi thông báo khẩn, đề nghị tất cả ngư dân đang đánh bắt cá trên vùng biển Cà Mau, khi phát hiện máy bay rơi hoặc dấu hiệu bất thường, khả nghi, báo cáo ngay về các đồn biên phòng địa phương hoặc ngành chức năng Cà Mau.

12h (8/3): Tuổi Trẻ cho biết, lúc 11h sáng 8/3, Chuẩn đô đốc Ngô Văn Phát, Chính ủy Hải quân vùng 5, cho biết Hải quân vùng 5 có thể đã xác định vị trí máy bay của Malaysia Airlines bị rơi tại vùng biển tiếp giáp giữa Việt Nam và Malaysia, cách đảo Thổ Chu, Phú Quốc (Kiên Giang) khoảng 153 hải lý (khoảng 300 km).

Hiện Bộ Chỉ huy Hải quân vùng 5 đã chuẩn bị lực lượng, các phương tiện cứu hộ, sẵn sàng chờ lệnh rời căn cứ Hải quân vùng tại đảo Phú Quốc để cứu hộ.

11h30 (8/3): Phía Trung Quốc cho biết đang rất lo lắng về sự mất tích của chiếc máy bay. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết đã khởi động một cơ chế khẩn cấp và nỗ lực hết sức để tìm kiếm thông tin về chiếc máy bay.

“Chúng tôi hy vọng tất cả mọi người trên chuyến bay được an toàn”, ông Vương Nghị nói trong một cuộc họp báo bên lề kỳ họp Quốc hội Trung Quốc đang diễn ra ở Bắc Kinh, theo ChinaDaily.

Vụ máy bay mất tích: “Đã có một kế hoạch kỹ lưỡng” 43
Người thân hành khách trên chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines, tại sân bay Bắc Kinh, Trung Quốc - Ảnh: Reuters.

11h15 (8/3): Trong một cuộc họp báo vừa diễn ra ở Sepang, Malaysia, ông Ahmad Jauhari Yahya, CEO của Malaysia Airlines, nói rằng, hành khách trên chuyến bay mất tích MH370 đến từ 14 quốc tịch khác nhau.

Trong đó có 153 người Trung Quốc, 38 người Malaysia, 12 người Indonesia, 7 người Australia, 3 người Pháp, 4 người Mỹ, 2 người từ mỗi nước Ukraine, New Zealand, và Canada; 1 người từ mỗi nước và vùng lãnh thổ Nga, Đài Loan, Italy, Hà Lan và Áo - theo báo Star của Malaysia.

Không thấy có công dân Việt Nam nào được nêu có mặt trong chuyến bay nói trên.

Ông Ahmad Jauhari cho biết, Malaysia Airlines vẫn đang tích cực hợp tác với các nhà chức trách để xác định chiếc máy bay đang ở đâu.

Theo ông Ahmad Jauhari, cơ trưởng của chuyến bay mất tích là Zaharie Ahmad Shah, một phi công 53 tuổi người Malaysia đã có kinh nghiệm 18.365 giờ bay và đã làm việc ở Malaysia Airlines từ năm 1981. Cơ phó của chuyến bay là Fariq Ab.Hamid, người Malaysia, 27 tuổi, có kinh nghiệm 2.763 giờ bay và làm việc cho hãng này từ 2007.

Trong sáng nay, một số nguồn tin không chính thức từ Malaysia nói rằng, chiếc máy bay mất tích đã hạ cánh an toàn ở Nam Ninh, Trung Quốc. Tuy nhiên, Malaysia Airlines đã lên tiếng xác nhận thông tin này là không chính xác.

Malaysia Airlines đã liên lạc để báo tin về vụ việc cho người thân của hành khách trên chuyến bay mất tích. Điều này được xem là một tín hiệu cho thấy, hãng đã tính đến tình huống xấu nhất xảy ra cho chuyến bay này.

10h15 (8/3): Tuổi Trẻ dẫn thông tin từ Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Lại Xuân Thanh cho biết, máy bay này đã hoàn toàn mất tín hiệu trước khi vào không phận Việt Nam. Khi bộ phận kiểm soát không lưu Malaysia thông báo về thông tin và lộ trình của chuyến bay Boeing B777-200 mang số hiệu MH370 khi chuẩn bị vào vùng không phận Việt Nam, phía Việt Nam đã làm thủ tục tiếp nhận và liên lạc với tổ bay thì không nhận được tín hiệu.

Lúc này không lưu cả hai phía đều không nhìn thấy tín hiệu của máy bay trên màn hình, radar cũng không phát hiện được dấu hiệu của máy bay và không lưu của hai bên không có bất cứ thông tin nào cũng như không kết nối liên lạc đươc với tổ lái sau thời điểm chuẩn bị bàn giao.

"Chúng tôi vẫn tiếp tục liên lạc với tổ bay và giữ liên lạc với phía kiểm soát không lưu Malaysia về chuyến bay này", ông Lại Xuân Thanh cho biết.

10h (8/3): VnExpress dẫn thông tin từ ông Phạm Hiển, Giám đốc Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn 3, cho biết đã nhận được thông tin từ Trung tâm Cứu hộ hàng hải Việt Nam, lúc 0h20 máy bay Malaysia bị mất tín hiệu ở vị trí 6o56' Bắc, 103o35' Đông thuộc vùng biển cách mũi Cà Mau 120 hải lý (khoảng 230 km) về phía Tây Nam.

"Hiện Trung tâm đã sẵn sàng hai tàu cứu hộ chờ lệnh lên đường ứng cứu nếu xác định được vị trí máy bay rơi", ông Hiển nói.

9h52 (8/3): VnExpress dẫn thông tin từ Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho VnExpress biết, máy bay đã mất tích trước khi vào vùng bay của Tp.HCM. Theo thông tin chính thức của Bộ và Cục Hàng không, trên máy bay có khoảng 225 hành khách, 12 phi hành đoàn, theo lịch phải hạ cánh lúc 6h30.

"Nhưng trước khi vào vùng kiểm soát của ACC Tp.HCM khoảng một phút bay, máy bay đã mất toàn bộ liên lạc, tín hiệu radar. Hiện chưa xác định được vị trí máy bay. Việt Nam đã cùng Malaysia, Trung quốc cho phương án khẩn nguy phối hợp với Malaysia khi bạn yêu cầu", Bộ trưởng nói thêm.

Ông cho biết Malaysia đã cử máy bay đi tìm kiếm tại khu vực giáp ranh FIR Tp.HCM. Việt Nam cũng đã thống nhất phương án với Malaysia và sẵn sàng khi nhận yêu cầu.

Trên các trang tra cứu hành trình bay quốc tế, tín hiệu gần nhất còn ghi nhận được của chuyến bay MH370 không phải ở Việt Nam.

Ảnh: Reuters

9h45 (8/3): Trong số hành khách đi trên máy bay có hai trẻ sơ sinh.

Theo kênh NBC, chiếc 777-200 được xem là một trong những chiếc máy bay an toàn nhất thế giới. Nội thất chống cháy và ghế ngồi vững chãi là một trong những lý do giúp hạn chế thương vong của 777-200 khi xảy ra tai nạn.

Số liệu hàng không Mỹ cho thấy, có ít hơn 60 vụ tai nạn, chủ yếu là tai nạn nhỏ, xảy ra với loại máy bay này kể từ khi ra đời năm 1995.

Tháng 7 năm ngoái, một chiếc 777-200 của Asiana Airlines bị rơi ở sân bay Sanfrancisco, Mỹ, mang theo 307 hành khách, nhưng chỉ có 2 người bị thiệt mạng

9h30 (8/3): Một phó chủ tịch của Malaysia Airlines nói với hãng tin CNN rằng, chiếc máy bay bị mất tích có đủ nhiên liệu cho 7 giờ bay. Và với mức nhiên liệu như vậy, chiếc máy bay này đã hết nhiên liệu cách đây khoảng 1 giờ đồng hồ.

“Malaysia Airlines hiện đang hợp tác với cơ quan chức năng để xác định vị trí của chiếc máy bay”, Malaysia Airlines nói.

Hãng máy bay Boeing đã gửi đi một tuyên bố nói: “Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ các thông tin về chuyến bay MH370 của Malaysia. Tâm trí của chúng tôi ở cùng tất cả những người có mặt trên chuyến bay”.

Boeing 777-200 là loại máy bay tầm xa có gắn hai động cơ phản lực.

9h11 (8/3): “Chúng tôi rất tiếc đã mất toàn bộ liên lạc với chuyến bay MH370 xuất phát từ Kual Lumpur lúc 0h41 sáng để đi tới Bắc Kinh”, trang Business Insider dẫn lời ông Ahmad Jauhari Yahya, Giám đốc điều hành (CEO) của Malaysia Airlines trong một bản tuyên bố.

Chiếc máy bay đã mất liên lạc với bộ phận kiểm soát không lưu 2 giờ sau khi cất cánh từ Kuala Lumpur. Theo đúng lịch trình, chiếc máy bay hạ cánh ở Bắc Kinh vào lúc 6h30 phút sáng nay.

Đây là chiếc máy bay Boeing 777-200, mang theo 227 hành khách và phi hành đoàn 12 người, thông cáo báo chí của Malaysia Airlines cho biết. Hành khách đi trên máy bay mang 13 quốc tịch khác nhau.

Tờ WSJ dẫn thông tin từ đài truyền hình trung ương TQ nói rằng, chiếc máy bay chở 160 hành khách Trung Quốc.

Theo hãng thông tấn Xinhua của Trung Quốc, lần liên lạc gần nhất trước khi mất tích của chiếc Boeing 777-200 là với trạm kiểm soát không lưu ở Việt Nam. 

Báo VnExpress dẫn thông tin từ ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Việt Nam đang tích cực phối hợp cùng quốc tế tham gia tìm kiếm máy bay mất tích của hãng hàng không Malaysia Airlines. "Trung tâm ACC của Việt Nam cùng các ACC nước bạn như Malaysia, Trung Quốc đang phối hợp rà soát để tìm kiếm", Cục trưởng Lại Xuân Thanh nói. ACC là trung tâm chỉ huy đường dài, chịu trách nhiệm quản lý vùng trời giữa các sân bay.

"Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có bất cứ thông tin gì", ông Thanh nói.

(Tiếp tục cập nhật)
Theo Vneconomy
Tin vàng
Tin ngoại hối
Tin chứng khoán
Tin bất động sản
Kiến thức